CÔNG TY TNHH TRAINOCATE VIỆT NAM
7 GIẢI PHÁP BẢO MẬT ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY MÀ DOANH NGHIỆP NÊN BIẾT

Bài viết chuyên môn

7 GIẢI PHÁP BẢO MẬT ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY MÀ DOANH NGHIỆP NÊN BIẾT

Việc ứng dụng các dịch vụ đám mây vào quá trình chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng dễ dẫn đến các rủi ro về vấn đề bảo mật. Hãy cùng Trainocate tìm hiểu 7 giải pháp bảo mật điện toán đám mây cho doanh nghiệp thông qua bài viết dưới đây!

 

1. BẢO MẬT ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY LÀ GÌ?

 

Bảo mật điện toán đám mây, hay có thể gọi tắt là bảo mật đám mây (Cloud Security), là một quy tắc về an ninh mạng tập trung vào việc bảo vệ hệ thống đám mây và dữ liệu khỏi các mối đe dọa nội bộ và bên ngoài, bao gồm các biện pháp, chính sách cũng như công nghệ tốt nhất giúp công ty ngăn chặn truy cập trái phép và rò rỉ dữ liệu. 

Khi phát triển chiến lược bảo mật đám mây, các công ty phải tính đến bốn loại môi trường điện toán đám mây:

 

  • Môi trường nền tảng điện toán đám mây công cộng

Do nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây vận hành. Trong môi trường này, máy chủ được chia sẻ nhiều đối tượng thuê.

  • Môi trường nền tảng điện toán đám mây riêng tư

Có thể nằm trong trung tâm dữ liệu do khách hàng sở hữu hoặc do nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây công cộng vận hành. Trong cả hai trường hợp, máy chủ là đối tượng thuê duy nhất và các tổ chức không phải chia sẻ không gian với các công ty khác. 

  • Môi trường nền tảng điện toán đám mây kết hợp

Là sự kết hợp giữa các trung tâm dữ liệu tại chỗ và đám mây của bên thứ ba.

  • Môi trường đa đám mây

Bao gồm hai dịch vụ đám mây trở lên do các nhà cung cấp dịch vụ đám mây khác nhau điều hành.

 

Bất kể tổ chức sử dụng loại môi trường nào hay kết hợp môi trường nào thì bảo mật đám mây cũng nhằm bảo vệ các mạng vật lý, bao gồm bộ định tuyến và hệ thống điện, dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, máy chủ dữ liệu, ứng dụng, phần mềm, hệ điều hành và phần cứng.

 

2. MỘT SỐ RỦI RO VỀ BẢO MẬT ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY MÀ DOANH NGHIỆP CÓ THỂ GẶP PHẢI

 

Theo xu thế chuyển đổi số toàn cầu, các doanh nghiệp ngày càng hướng tới dịch chuyển dữ liệu lên các nền tảng đám mây bởi những lợi thế to lớn như: chi phí thấp hơn, thời gian thực thi nhanh hơn, năng suất làm việc của nhân viên được cải thiện đáng kể. 

Tuy nhiên, việc ứng dụng điện toán đám mây vào quá trình chuyển đổi số cũng sẽ khiến doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý đến các nguy cơ về vấn đề bảo mật. Trong đó có thể kể đến các khả năng:


2.1. Tài sản trí tuệ bị mất hoặc bị đánh cắp


Các công ty ngày càng có xu hướng lưu trữ nhiều thông tin và dữ liệu nhạy cảm trong đám mây. Một phân tích của Skyhigh cho thấy 21% tệp được tải lên dịch vụ chia sẻ tệp dựa trên đám mây đều chứa dữ liệu nhạy cảm bao gồm cả những dữ liệu có quyền sở hữu trí tuệ. Khi một dịch vụ đám mây bị vi phạm, tội phạm mạng sẽ chiếm được quyền truy cập vào những dữ liệu nhạy cảm này. Kể cả khi không có vi phạm xảy ra, một số dịch vụ vẫn có thể gây ra rủi ro cho dữ liệu nếu quyền sở hữu dữ liệu được tải lên.

 

2.2 Mất quyền kiểm soát hành động của người dùng cuối


Không kiểm soát chặt chẽ được việc sử dụng dịch vụ đám mây của nhân viên sẽ gây ra những sự cố không đáng có cho doanh nghiệp. Chẳng hạn, một nhân viên bán hàng sắp nghỉ việc có thể tải xuống tất cả các báo cáo về những thông tin quan trọng của khách hàng, sau đó lưu trữ những dữ liệu này tại đám mây cá nhân và sử dụng những thông tin đó bán cho đối thủ cạnh tranh hoặc sử dụng cho công ty mới chuyển tới. Đây là một trong những mối đe dọa nội bộ phổ biến đang diễn ra ở hầu hết các doanh nghiệp hiện nay.

 

2.3. Nhiễm phần mềm độc hại gây ra những cuộc tấn công có chủ đích


Các dịch vụ đám mây có thể được sử dụng như một vectơ cho việc lọc dữ liệu. Skyhigh đã phát hiện ra một kỹ thuật lọc dữ liệu mới, theo đó những kẻ tấn công đã mã hóa dữ liệu nhạy cảm vào các tệp video và tải chúng lên YouTube. Bên cạnh đó còn có một phần mềm độc hại giúp lọc dữ liệu nhạy cảm thông qua tài khoản Twitter 140 ký tự một lần. Các biến thể phần mềm độc hại Dyre giúp tội phạm mạng sử dụng các dịch vụ chia sẻ tệp để phân phối phần mềm độc hại đến các mục tiêu nhằm tiến hành các cuộc tấn công lừa đảo (phishing attacks).

 

2.4. Vi phạm hợp đồng với khách hàng hoặc đối tác kinh doanh


Hợp đồng giữa các bên kinh doanh thường hạn chế cách sử dụng dữ liệu và người được phép truy cập. Khi nhân viên di chuyển những dữ liệu vào đám mây mà không được phép, hợp đồng kinh doanh có thể bị vi phạm dẫn đến các vấn đề pháp lý sau đó.
 

3. PHƯƠNG PHÁP BẢO MẬT ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY CHO DOANH NGHIỆP

 

Những cuộc tấn công vào các ứng dụng đám mây có thể gây tổn hại cực kỳ lớn cho tổ chức, doanh nghiệp vì tội phạm mạng có thể ở trong hệ thống mạng trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Chúng có thể vừa đánh cắp một lượng lớn thông tin nhạy cảm, vừa có thể sử dụng các dịch vụ đám mây như một điểm vào ban đầu để đặt nền móng cho một cuộc tấn công ransomware.

Đó là lý do tại sao khi doanh nghiệp sử dụng ứng dụng đám mây thì cần phải có các công cụ và phương pháp phù hợp để đảm bảo rằng người dùng có thể sử dụng các dịch vụ đám mây một cách hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo an toàn - bất kể họ đang làm việc từ đâu.
Dưới đây là một số phương pháp bảo mật điện toán đám mây tiêu biểu giúp doanh nghiệp, tổ chức của bạn đảm bảo an toàn dữ liệu và phòng thủ tốt hơn khỏi các cuộc tấn công nội bộ và bên ngoài.

 

3.1. Sử dụng các kiểm soát xác thực đa yếu tố trên tài khoản người dùng
 

Giải pháp phòng ngừa hiệu quả nhất đối với các tổ chức, DN đó là đặt ra các biện pháp kiểm soát bảo mật mạnh mẽ xung quanh cách người dùng đăng nhập vào các dịch vụ đám mây ngay từ đầu. Cho dù đó là mạng riêng ảo (VPN), dịch vụ giao thức máy tính từ xa (RDP) hay một bộ ứng dụng văn phòng, nhân viên phải được trang bị nhiều hơn tên người dùng và mật khẩu của họ khi sử dụng các dịch vụ.

Cho dù đó là dựa trên phần mềm, yêu cầu người dùng nhấn vào một cảnh báo trên điện thoại thông minh của họ hay dựa trên phần cứng, yêu cầu người dùng sử dụng khóa USB an toàn trên máy tính, xác thực đa yếu tố (MFA) cung cấp một tuyến phòng thủ hiệu quả giúp chống lại những nỗ lực truy cập trái phép vào tài khoản. Theo Microsoft, MFA có thể bảo vệ khỏi 99,9% các nỗ lực đăng nhập trái phép.

MFA có thể chặn người dùng xâm nhập trái phép vào tài khoản, gửi thông báo bởi dịch hỏi người dùng nếu họ đã cố gắng đăng nhập, có thể hoạt động như một cảnh báo rằng ai đó đang cố gắng truy cập vào tài khoản. Điều này cũng có thể được sử dụng để cảnh báo công ty rằng họ có thể là mục tiêu của các tin tặc độc hại.

MFA có thể chặn người dùng xâm nhập trái phép vào tài khoản, gửi thông báo hỏi người dùng nếu hệ thống phát hiện những nỗ lực cố gắng đăng nhập. Tính năng này có thể hoạt động như một cảnh báo ai đó đang cố gắng truy cập vào tài khoản. Điều này cũng có thể được sử dụng để cảnh báo công ty rằng họ có thể đang là mục tiêu của các tin tặc.

 

3.2. Sử dụng mã hoá

 

Khả năng dễ dàng lưu trữ hoặc truyền dữ liệu là một trong những ưu điểm chính của việc sử dụng các ứng dụng đám mây, nhưng đối với các tổ chức muốn đảm bảo tính bảo mật cho dữ liệu của họ, các quy trình không nên chỉ đơn giản là tải dữ liệu lên đám mây và để đó. Một giải pháp bổ sung mà các DN có thể thực hiện để bảo vệ mọi dữ liệu được tải lên dịch vụ đám mây đó là mã hóa.

Cũng giống như khi dữ liệu được lưu trữ trên PC và máy chủ thông thường, việc mã hóa có thể đảm bảo dữ liệu không thể đọc được bởi người dùng trái phép.

Hiện nay, một số nhà cung cấp dịch vụ đám mây cũng đã cung cấp dịch vụ này, sử dụng tính năng bảo vệ đầu cuối đối với dữ liệu đến và đi từ đám mây, cũng như bảo mật từ bên trong, ngăn nó bị thao túng hoặc bị đánh cắp.

 

3.3. Sử dụng các bản vá bảo mật càng nhanh càng tốt

 

Giống như các ứng dụng khác, các ứng dụng đám mây có thể nhận được các bản cập nhật phần mềm khi các nhà cung cấp phát triển và áp dụng các bản sửa lỗi để sản phẩm của họ hoạt động tốt hơn. Các bản cập nhật này cũng có thể chứa các bản vá cho các lỗ hổng bảo mật.

Các bản vá bảo mật quan trọng cho các ứng dụng VPN và RDP đã được các nhà cung cấp phát hành nhằm khắc phục các lỗ hổng bảo mật khiến các DN, tổ chức có nguy cơ bị tấn công mạng. Nếu những giải pháp này không được áp dụng kịp thời, tội phạm mạng có khả năng lạm dụng các dịch vụ này như một điểm vào hệ thống có thể khai thác cho các cuộc tấn công mạng tiếp theo.

Các cơ quan an ninh mạng như Cơ quan An ninh mạng và cơ sở hạ tầng (CISA) của Mỹ và Trung tâm An ninh mạng quốc gia (NCSC) của Anh cũng thường đưa ra cảnh báo về những kẻ tấn công mạng khai thác các lỗ hổng cụ thể. Nếu lỗ hổng bảo mật chưa được vá, thì các tổ chức nên phản ứng với các cảnh báo ngay lập tức và áp dụng các bản cập nhật kịp thời.

 

3.4. Sử dụng công cụ quản lý tư thế bảo mật đám mây

 

Các DN đang sử dụng ngày càng nhiều dịch vụ đám mây và việc theo dõi mọi ứng dụng đám mây hoặc máy chủ đám mây là công việc khá khó khăn. Một dịch vụ đám mây có thể được mở và hiển thị mà không một tổ chức nào biết về nó. Các tài nguyên được lưu trữ trên đám mây công cộng bị lộ có thể là cơ hội cho những kẻ tấn công phát hiện và điều đó có thể khiến toàn bộ tổ chức gặp rủi ro.

Trong những trường hợp này, sử dụng các công cụ quản lý tư thế bảo mật đám mây (Cloud Security Posture Management - CSPM) là một giải pháp hiệu quả. Giải pháp này có thể giúp các tổ chức xác định và khắc phục các vấn đề bảo mật tiềm ẩn xung quanh việc định cấu hình sai và tuân thủ trong đám mây, cung cấp phương tiện giảm thiểu bề mặt tấn công có sẵn và giúp đảm bảo an toàn cho cơ sở hạ tầng đám mây trước các cuộc tấn công tiềm ẩn và vi phạm dữ liệu.

Cơ sở hạ tầng đám mây có thể rất rộng và việc phải rà soát thủ công các dịch vụ để tìm ra lỗi và các hoạt động bất thường sẽ là quá tải đối với nhân viên bảo mật - đặc biệt nếu có hàng chục dịch vụ đám mây khác nhau trên mạng. CSPM là một quy trình tự động và việc sử dụng các công cụ quản lý tự động có thể giúp các nhóm bảo mật cập nhật các cảnh báo kịp thời.

"Nếu không có đủ người để quản lý 100 công cụ khác nhau trong môi trường thay đổi hàng ngày, hãy cố gắng hợp nhất trên các nền tảng giải quyết một vấn đề lớn và áp dụng tự động hóa", TJ Gonen, người đứng đầu bộ phận sản phẩm điện toán đám mây thuộc Check Point Software chia sẻ.
 

3.5. Đảm bảo tách biệt tài khoản quản trị viên và tài khoản người dùng

 

Các dịch vụ đám mây có thể phức tạp và một số thành viên của nhóm CNTT sẽ có đặc quyền truy cập cao vào dịch vụ để giúp quản lý đám mây. Tuy nhiên, việc xâm phạm tài khoản quản trị viên cấp cao có thể cho phép kẻ tấn công kiểm soát toàn diện mạng và khả năng thực hiện bất kỳ hành động nào mà đặc quyền quản trị viên cho phép, điều này có thể gây tổn hại cực kỳ lớn cho công ty sử dụng dịch vụ đám mây. Do đó, các DN cần đảm bảo tách biệt tài khoản quản trị viên và tài khoản người dùng thông thường.

Các tài khoản quản trị viên bắt buộc phải được bảo mật bằng các công cụ như MFA và đặc quyền cấp quản trị viên chỉ được cung cấp cho đúng nhân viên được phân nhiệm vụ. Những người dùng thông thường không cần đặc quyền quản trị sẽ không được cấp quyền.

Đặc biệt, theo NCSC, các thiết bị cấp quản trị viên sẽ không thể trực tiếp duyệt web hoặc đọc email, vì những thiết bị này có thể khiến tài khoản có nguy cơ bị xâm phạm lớn.

 

3.6. Sử dụng các bản sao lưu làm kế hoạch dự phòng

 

Trong khi các dịch vụ đám mây đã và đang cung cấp những lợi ích nhất định cho các tổ chức, doanh nghiệp, thì vấn đề bảo mật cũng không hẳn là phải dựa hoàn toàn vào đám mây. Mặc dù các công cụ như MFA và cảnh báo tự động có thể giúp bảo mật mạng, nhưng không mạng nào là không thể vi phạm - và điều đó đặc biệt đúng nếu các biện pháp bảo mật bổ sung không được áp dụng.

Đó là lý do tại sao một chiến lược bảo mật đám mây tốt cũng cần phải có bản sao lưu dữ liệu và được lưu trữ ngoại tuyến, để trong trường hợp xảy ra các sự cố khiến dịch vụ đám mây không khả dụng, doanh nghiệp vẫn có thể đảm bảo hoạt động được.
 

3.7. Sử dụng các ứng dụng đám mây đơn giản
 

Bên cạnh những giải pháp bảo mật giúp gia tăng sự an toàn cho các dịch vụ đám mây, sử dụng các ứng dụng đám mây đơn giản, cung cấp cho nhân viên những công cụ làm việc chính xác ngay từ đầu cũng là một vấn đề quan trọng. Các bộ ứng dụng đám mây có thể giúp nhân viên làm việc từ xa hiệu quả hơn, nhưng chúng cũng cần phải dễ dàng tiếp cận để sử dụng.

Một DN thiết lập bộ dịch vụ đám mây an toàn nhất có thể, nhưng nếu nó quá khó sử dụng sẽ dẫn đến tình trạng nhân viên chán nản, thay vào đó họ có thể chuyển sang sử dụng các công cụ đám mây công cộng. 

Vấn đề này có thể dẫn đến việc dữ liệu của công ty được lưu trữ trong tài khoản cá nhân, tạo ra nguy cơ bị đánh cắp cao hơn, đặc biệt nếu người dùng không có xác thực hai yếu tố hoặc các biện pháp kiểm soát khác để bảo vệ an toàn tài khoản cá nhân của họ. 

Do đó, một bộ dịch vụ đám mây an toàn cũng cần đảm bảo đơn giản và dễ sử dụng cũng sẽ là một yêu cầu quan trọng đối với các tổ chức, doanh nghiệp.
 

NÂNG CAO KỸ NĂNG BẢO MẬT ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY CÙNG TRAINOCATE

 

Hãy bảo vệ tổ chức của bạn bằng cách nâng cao kỹ năng chuyên môn về bảo mật điện toán đám mây ngay hôm nay cùng Trainocate!

 

Tham khảo ngay khóa  AZ-500: Microsoft Azure Security Technologies để nắm vững kiến ​​thức và kỹ năng cần thiết để triển khai các biện pháp kiểm soát bảo mật, duy trì trạng thái bảo mật của tổ chức cũng như xác định và khắc phục các lỗ hổng bảo mật. Khóa học này bao gồm bảo mật cho danh tính và quyền truy cập, bảo vệ nền tảng, dữ liệu và ứng dụng cũng như các hoạt động bảo mật.
 
Là đối tác đào tạo uỷ quyền của nhiều hãng lớn như Microsoft, AWS, AMA,..., Trainocate tự hào mang đến những chương trình học đạt chuẩn xây dựng bởi các chuyên gia được chứng nhận của hãng. Cùng với đó là mô hình học tập Hands on Lab, chú trọng thực hành, chúng tôi hứa hẹn sẽ mang đến trải nghiệm học tập thiết thực nhất cho khách hàng và doanh nghiệp!

 

Chia sẻ mạng xã hội:

Bình luận của bạn

Đăng ký tư vấn
cùng đội ngũ chuyên gia Trainocate!!

Bản quyền thuộc về Trainocate Việt Nam

back to top
icon đăng ký