Tổng quan hướng dẫn sử dụng Google Cloud Platform
Google Cloud Platform (GCP) là một trong những nền tảng điện toán đám mây phổ biến trên thế giới, được hàng triệu doanh nghiệp tin dùng để lưu trữ dữ liệu, xây dựng ứng dụng, phân tích thông tin và triển khai AI. Tuy nhiên, để thực sự nắm bắt và sử dụng hiệu quả Google Cloud Platform là điều không hề dễ dàng dành cho người mới.
Trong bài viết này, Trainocate Vietnam hướng dẫn sử dụng Google Cloud Platform dành cho người mới bắt đầu từ những kiến thức quan trọng, giúp bạn hiểu rõ Google Cloud là gì, hoạt động như thế nào và cách bắt đầu sử dụng trước khi đi sâu vào các kỹ thuật cụ thể hoặc dự án triển khai thực tế.
1. Google Cloud Platform là gì?
Google Cloud Platform (GCP) là nền tảng điện toán đám mây do Google phát triển, cung cấp hàng trăm dịch vụ để xây dựng và vận hành mọi thứ từ website nhỏ đến hệ thống trí tuệ nhân tạo quy mô lớn.
-
Thay vì phải mua máy chủ vật lý, bạn có thể thuê tài nguyên trên hạ tầng của Google qua internet.
-
Bạn trả phí theo mức sử dụng thực tế (pay-as-you-go) giúp doanh nghiệp sử dụng linh hoạt, dễ mở rộng và giảm rủi ro đầu tư ban đầu.
-
GCP cung cấp đầy đủ công cụ từ lưu trữ, xử lý dữ liệu, triển khai ứng dụng, đến bảo mật, phân tích dữ liệu lớn, và AI/ML.
.
Một số dịch vụ tiêu biểu:
-
Compute Engine – tạo và quản lý máy chủ ảo (giống VPS).
-
Cloud Storage – lưu trữ file, dữ liệu.
-
BigQuery – phân tích dữ liệu lớn bằng ngôn ngữ SQL.
-
Cloud Functions – chạy đoạn mã nhỏ khi có sự kiện (không cần server).
-
App Engine – triển khai ứng dụng web mà không phải lo về hạ tầng.
2. Hiểu rõ cách Google Cloud tổ chức tài nguyên
Trước khi bắt đầu triển khai bất kỳ hệ thống nào trên Google Cloud, chúng ta cần hiểu rõ cách nền tảng này tổ chức tài nguyên. Điều này không chỉ giúp bạn triển khai đúng ngay từ đầu, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng, chi phí và khả năng mở rộng trong tương lai.
Project
Trên Google Cloud, tất cả tài nguyên bạn tạo ra (như máy ảo, cơ sở dữ liệu, bucket...) đều nằm trong một "project". Bạn có thể hình dung Project giống như một thư mục lớn chứa mọi thứ liên quan đến một hệ thống, nhóm làm việc, hoặc môi trường (development, testing, production) .Bạn có thể tạo nhiều Project khác nhau để dễ quản lý và phân quyền.
Tại sao phải dùng Project?
-
Tách biệt tài nguyên theo nhóm hoặc mục đích sử dụng.
-
Gán quyền truy cập cho từng thành viên cụ thể.
-
Theo dõi chi phí rõ ràng cho từng hệ thống.
-
Mỗi Project có:
-
Tên (do bạn đặt)
-
ID (duy nhất toàn cầu, không thể dùng lại khi xóa)
-
Số định danh (Google tự tạo)
-
Region và Zone
Google xây dựng hệ thống máy chủ khổng lồ trên toàn thế giới, được chia thành:
-
Region (vùng): Là một khu vực địa lý lớn, ví dụ
asia-southeast1
(Singapore),us-central1
(Iowa). -
Zone (vùng con): Là một trung tâm dữ liệu riêng biệt bên trong một Region, ví dụ
asia-southeast1-a
.
Tuỳ theo loại tài nguyên, phạm vi truy cập của các loại tài nguyên cũng khác nhau:
-
Global: Dùng toàn hệ thống, không giới hạn vùng (VD: mạng VPC, snapshot, ảnh máy ảo).
-
Regional: Chỉ dùng trong cùng một vùng (VD: IP tĩnh, dịch vụ database).
-
Zonal: Chỉ dùng trong một zone cụ thể (VD: máy ảo, đĩa cứng).
Ví dụ: Bạn không thể gắn một ổ đĩa ở asia-southeast1-a
vào một máy ảo ở us-central1-b
. Google Cloud sẽ chặn thao tác này để tránh lỗi hiệu năng.
IAM (Identity and Access Management) – Hệ thống phân quyền
IAM giúp bạn kiểm soát ai được phép làm gì trong dự án của mình.
-
Gán quyền theo vai trò (Viewer, Editor, Owner...) cho người dùng, nhóm hoặc tài khoản dịch vụ.
-
Cho phép giới hạn quyền ở từng cấp độ tài nguyên hoặc từng Project.
-
Là công cụ cốt lõi đảm bảo bảo mật trong làm việc nhóm hoặc tổ chức lớn.
3. Hướng dẫn sử dụng Google Cloud - các cách thao tác với GCP
Sử dụng Google Cloud Console – Giao diện web
- Dễ dùng cho người mới.
- Bạn có thể tạo project, khởi tạo máy ảo, cấu hình mạng... chỉ bằng vài cú click.
gcloud CLI / Cloud Shell – Dòng lệnh
- Phù hợp cho người kỹ thuật, devops hoặc cần tự động hóa.
- Có thể cài gcloud CLI trên máy tính cá nhân, hoặc dùng Cloud Shell (có sẵn trên trình duyệt, không cần cài đặt).
Client Libraries – Lập trình với API
- Dành cho lập trình viên muốn tích hợp Google Cloud vào ứng dụng.
- Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ như Python, Node.js, Java, Go...
- Có cả App API (dành cho sản phẩm) và Admin API (dành cho quản trị tài nguyên).
4. Làm sao để bắt đầu sử dụng Google Cloud
Để bắt đầu sử dụng Google Cloud, bạn hãy đăng ký tài khoản Google nếu bạn chưa có. Sau khi đăng nhập, bạn sẽ được mời tạo một tài khoản thanh toán (billing account). Hiện nay Google Cloud cung cấp tài khoản dùng thử trị giá 300 USD trong 90 ngày, giúp bạn thoải mái khám phá các dịch vụ mà không bị tính phí. Từ đây bạn có thể bắt đầu tạo các Project, thử nghiệm cấu hình máy ảo và trải nghiệm các dịch vụ của Google Cloud một cách hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể tham khảo các bước hướng dẫn đăng ký Google Cloud sau.
Cách đăng ký Google Cloud dùng thử miễn phí
Lưu ý trước khi đăng ký
- Có tài khoản Google (Gmail).
- Có thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ quốc tế (Visa/MasterCard) để xác minh danh tính.
- Google sẽ trừ 1 USD để kiểm tra, sau đó hoàn lại. Bạn sẽ không bị tính phí trong suốt thời gian dùng thử trừ khi bạn nâng cấp lên gói trả phí.
Bước 1: Truy cập Google Cloud
-
Vào trang chủ: https://cloud.google.com
-
Nhấn vào nút "Get started for free" hoặc "Bắt đầu miễn phí"
Bước 2: Đăng nhập tài khoản Google
-
Sử dụng tài khoản Gmail để đăng nhập.
-
Nếu chưa có, bạn cần tạo tài khoản Google mới.
Bước 3: Thiết lập tài khoản thanh toán
-
Chọn quốc gia và chấp nhận điều khoản sử dụng.
-
Nhập thông tin thẻ (Visa/MasterCard) để xác minh.
-
Cung cấp địa chỉ thanh toán (billing address).
Bước 4: Kích hoạt gói dùng thử
-
Sau khi hoàn tất xác minh, bạn sẽ thấy thông báo: “Bạn có 300 USD để dùng thử trong 90 ngày”
-
Google sẽ tự động tạo một Billing Account và một Project mặc định cho bạn.
5. Các nguồn tài liệu hướng dẫn sử dụng Google Cloud Platform miễn phí
Dưới đây là danh sách các nguồn tài liệu hướng dẫn sử dụng Google Cloud miễn phí dành cho người mới bắt đầu được cập nhật liên tục, chính thống và dễ tiếp cận. Bạn có thể tự học từng bước, thực hành trực tiếp và làm quen với các dịch vụ phổ biến của GCP.
Bên cạnh các tài nguyên học miễn phí, doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực đội ngũ thông qua các khóa đào tạo Google Cloud chính hãng tại Trainocate Vietnam. Là đối tác đào tạo ủy quyền của Google Cloud, Trainocate cung cấp chương trình đào tạo bản quyền với đội ngũ giảng viên được Google chứng nhận. Khóa học được thiết kế bài bản, thực hành thực tế, giúp doanh nghiệp nắm vững hạ tầng GCP, triển khai hiệu quả và tối ưu chi phí vận hành.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có được những kiến thức cơ bản và phần nào hiểu rõ cách tiếp cận Google Cloud dành cho người mới bắt đầu.
Tuy nhiên, để hướng dẫn sử dụng Google Cloud một cách hiệu quả, an toàn và tối ưu trong thực tế, một bài viết đơn lẻ chắc chắn là chưa đủ. Google Cloud là một hệ sinh thái lớn và linh hoạt, với hàng trăm dịch vụ được thiết kế để phục vụ nhiều nhu cầu doanh nghiệp khác nhau – từ hạ tầng máy chủ, lưu trữ, mạng, cho đến phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo. Do đó, việc nắm vững các kiến thức cơ bản mới chỉ là bước khởi đầu.
Để sử dụng thành thạo Google Cloud, bạn cần chủ động thực hành, áp dụng vào các tình huống triển khai cụ thể, đồng thời trau dồi kỹ năng giải quyết vấn đề thực tế trên nền tảng đám mây Google.