AWS là gì? Tìm hiểu nhanh gọn về Amazon Web Services
Trong thời đại số hóa, điện toán đám mây đã trở thành xu hướng tất yếu giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hạ tầng công nghệ thông tin một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Trong số các nền tảng đám mây hiện nay, AWS (Amazon Web Services) là nền tảng đám mây lớn nhất thế giới nổi bật với sự linh hoạt, mạnh mẽ cùng với đa dạng các dịch vụ cung cấp. Nhưng chính xác AWS là gì, và vì sao nó lại được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghệ thông tin đến như vậy?
Nếu bạn là người mới tìm hiểu về AWS, bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về nền tảng AWS, các đặc điểm, dịch vụ và lợi ích của AWS. Hãy cùng Trainocate Vietnam khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu về AWS là gì?
AWS (Amazon Web Services) là một nền tảng điện toán đám mây lớn nhất trên thế giới do Amazon phát triển vào năm 2006, cung cấp hơn 200 dịch vụ như điện toán, lưu trữ, IoT,... giúp các doanh nghiệp dễ dàng triển khai và quản lý công nghệ thông tin trên đám mây mà không cần xây dựng hạ tầng vật lí.
Cách thức hoạt động của AWS
AWS hoạt động theo mô hình điện toán đám mây, cung cấp tài nguyên máy tính theo yêu cầu qua Internet. Thay vì phải đầu tư vào hạ tầng phần cứng, người dùng có thể trả tiền để sử dụng các dịch vụ AWS để triển khai, quản lý và mở rộng hệ thống công nghệ một cách linh hoạt.
Các đặc điểm nổi bật của AWS Cloud là gì?
Không đơn giản mà nền tảng AWS là nền tảng đám mây lớn nhất hiện nay. Với đa dạng dịch vụ cung cấp cùng, AWS trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp với những đặc điểm nổi bật như:
- Hạ tầng đám mây bao phủ toàn cầu: AWS cung cấp hơn 100 trung tâm dữ liệu bao phủ trên khắp thế giới phân bổ thành 114 vùng khả dụng và 36 khu vực địa lý để đảm bảo cung cấp dịch vụ với hiệu suất cao vàđộ trễ thấp nhất cung với dự phòng lỗi tốt nhất cho khách hàng trên toàn thế giới.
- Cung cấp đa dạng dịch vụ: AWS cung cấp hơn 200 dịch vụ đa dạng, bao gồm máy chủ ảo (EC2), lưu trữ (S3, EBS), cơ sở dữ liệu (RDS, DynamoDB), mạng (VPC, CloudFront) và AI/ML (SageMaker, Rekognition). Ngoài ra, AWS hỗ trợ IoT, bảo mật, phân tích dữ liệu và nhiều giải pháp tối ưu giúp người dùng triển khai và mở rộng hệ thống linh hoạt trên đám mây.
- Tiết kiệm chi phí: AWS sử dụng mô hình Pay-as-you-go, nghĩa là người dùng chỉ trả tiền cho tài nguyên đã sử dụng, không cần đầu tư trước vào hạ tầng phần cứng. Bên cạnh đó, AWS cung cấp nhiều mô hình tiết kiệm như Savings Plans, Reserved Instances, Spot Instances, giúp người dùng tối ưu chi phí tốt hơn. Ngoài ra, AWS có Free Tier 12 tháng với nhiều dịch vụ miễn phí giúp người dùng có thể bắt đầu sử dụng AWS ngay mà không cần trả phí.
- Hỗ trợ đa nền tảng và ngôn ngữ khác nhau: AWS hỗ trợ đa nền tảng, hoạt động trên Windows, Linux, macOS và cả thiết bị di động, đồng thời tích hợp với ảo hóa (VMware) và container (Docker, Kubernetes). Ngoài ra, AWS hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình như Python, Java, JavaScript, C#, Go, PHP, Ruby, giúp lập trình viên dễ dàng kết nối và triển khai ứng dụng linh hoạt trên đám mây.
- Hệ thống bảo mật cao: AWS đảm bảo bảo mật cao với các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 27001, SOC 2, GDPR và cung cấp nhiều lớp bảo vệ như mã hóa dữ liệu, kiểm soát truy cập (IAM), phát hiện mối đe dọa (GuardDuty, Shield).
- Tích hợp trí tuệ nhân tạo AI và Machine Learning: AWS hỗ trợ nhiều công cụ AI/ML giúp doanh nghiệp phân tích dữ liệu, dự đoán xu hướng và tự động hóa quy trình.
2. Các dịch vụ của AWS Amazon Web Services là gì?
AWS cung cấp hơn 200 dịch vụ thuộc nhiều lĩnh vực, giúp doanh nghiệp triển khai, vận hành và mở rộng hạ tầng công nghệ trên đám mây một cách linh hoạt và hiệu quả. Vậy AWS có những dịch vụ gì? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!
2.1. Dịch vụ tính toán (Compute) – Cung cấp tài nguyên để chạy ứng dụng, máy chủ ảo và container
- Amazon EC2 – Máy chủ ảo trên đám mây với khả năng mở rộng linh hoạt.
- AWS Lambda – Chạy code không cần quản lý máy chủ (serverless).
- Amazon ECS / EKS – Quản lý container và Kubernetes.
- AWS Elastic Beanstalk – Tự động triển khai và quản lý ứng dụng web.
2.2. Dịch vụ lưu trữ (Storage) – Lưu trữ dữ liệu an toàn, bền vững và có khả năng mở rộng cao
- Amazon S3 – Lưu trữ đối tượng linh hoạt, phổ biến nhất trên AWS.
- Amazon EBS – Ổ đĩa lưu trữ cho máy chủ EC2.
- Amazon Glacier – Lưu trữ dữ liệu lâu dài với chi phí thấp.
- AWS Storage Gateway – Kết nối lưu trữ đám mây với hệ thống tại chỗ.
2.3. Dịch vụ cơ sở dữ liệu (Database) – Quản lý và vận hành dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc
- Amazon RDS – Cơ sở dữ liệu quan hệ (SQL: MySQL, PostgreSQL, SQL Server...).
- Amazon DynamoDB – Cơ sở dữ liệu NoSQL với tốc độ cao.
- Amazon Redshift – Kho dữ liệu dùng cho phân tích lớn (Data Warehouse).
- Amazon Aurora – Cơ sở dữ liệu quan hệ có hiệu suất cao, tương thích với MySQL và PostgreSQL.
2.4. Dịch vụ mạng & CDN – Kết nối, bảo mật và tối ưu hóa lưu lượng truy cập
- Amazon VPC – Tạo mạng riêng ảo trên AWS.
- AWS CloudFront – Mạng phân phối nội dung (CDN) giúp tải nhanh hơn.
- Amazon Route 53 – Dịch vụ DNS giúp quản lý tên miền.
- AWS Direct Connect – Kết nối mạng AWS với hạ tầng on-premises.
2.5. Dịch vụ bảo mật & quản lý quyền – Bảo vệ dữ liệu và kiểm soát truy cập
- AWS IAM – Quản lý quyền và danh tính người dùng.
- AWS Shield – Bảo vệ chống tấn công DDoS.
- AWS WAF – Tường lửa ứng dụng web ngăn chặn các cuộc tấn công phổ biến.
- AWS Security Hub – Trung tâm giám sát và quản lý bảo mật.
2.6. Dịch vụ AI & Machine Learning – Hỗ trợ xây dựng và triển khai AI/ML
- Amazon SageMaker – Xây dựng, huấn luyện và triển khai mô hình Machine Learning.
- Amazon Rekognition – Nhận diện hình ảnh, phân tích video.
- Amazon Polly – Chuyển văn bản thành giọng nói tự nhiên.
- Amazon Lex – Xây dựng chatbot thông minh.
2.7. Dịch vụ Internet of Things (IoT) – Quản lý và xử lý dữ liệu từ thiết bị IoT
- AWS IoT Core – Kết nối và quản lý thiết bị IoT.
- AWS Greengrass – Xử lý dữ liệu IoT cục bộ trên thiết bị.
- AWS IoT Analytics – Phân tích dữ liệu IoT.
2.8. Dịch vụ phân tích dữ liệu & Big Data – Xử lý và khai thác dữ liệu lớn
- Amazon Kinesis – Xử lý dữ liệu thời gian thực.
- AWS Glue – Hỗ trợ tích hợp và làm sạch dữ liệu tự động.
- Amazon Athena – Truy vấn dữ liệu trên S3 bằng SQL.
- AWS Data Pipeline – Tự động di chuyển và xử lý dữ liệu giữa các dịch vụ AWS.
3. Hướng dẫn sử dụng AWS cho người mới bắt đầu
AWS là nền tảng điện toán đám mây phổ biến, cung cấp nhiều dịch vụ giúp bạn triển khai, lưu trữ và quản lý ứng dụng dễ dàng. Dưới đây là các bước cơ bản hướng dẫn sử dụng AWS cho người mới bắt đầu
Bước 1. Đăng ký tài khoản AWS
- Truy cập aws.amazon.com và nhấn Create an AWS Account.
- Cung cấp email, thông tin cá nhân và phương thức thanh toán (AWS có Free Tier cho người mới).
Bước 2. Làm quen với AWS Management Console
- Sau khi đăng nhập, bạn sẽ thấy AWS Management Console, nơi bạn có thể quản lý tất cả dịch vụ AWS.
- Dùng thanh tìm kiếm để nhanh chóng tìm thấy dịch vụ cần sử dụng.
Bước 3. Bắt đầu với một số dịch vụ cơ bản
Tùy vào nhu cầu sử dụng, bạn có thể thử nghiệm các dịch vụ phổ biến sau:
Nếu bạn muốn tạo một máy chủ ảo (hosting website, chạy ứng dụng):
- Vào EC2 → Chọn Launch Instance → Chọn hệ điều hành (Ubuntu, Windows...).
- Cấu hình máy chủ, tạo khóa SSH → Nhấn Launch để khởi chạy.
Nếu bạn muốn lưu trữ file trên đám mây:
- Truy cập S3 → Tạo bucket → Tải lên file để lưu trữ an toàn.
Nếu bạn cần một cơ sở dữ liệu:
- Truy cập RDS → Chọn loại database (MySQL, PostgreSQL...) → Cấu hình tài nguyên và khởi chạy.
Nếu bạn là lập trình viên và muốn chạy code mà không cần máy chủ:
- Vào AWS Lambda → Tạo một hàm mới → Viết code (Python, Node.js...) → Chạy thử nghiệm.
Bước 4. Khám phá thêm tài nguyên AWS
- AWS Free Tier: Dùng thử miễn phí các dịch vụ AWS trong 12 tháng.
- AWS Documentation: Tài liệu hướng dẫn chi tiết từng dịch vụ.
- AWS Training & Certification: Các khóa học giúp bạn làm chủ AWS.
AWS có rất nhiều dịch vụ linh hoạt phù hợp cho từng yêu cầu công việc của cá nhân và doanh nghiệp. Để trở thành một kỹ sư đám mây AWS không chỉ đòi hỏi chuyên môn cao mà còn là sự dày dặn trong kinh nghiệm thực chiến. Nếu bạn muốn trở thành kỹ sư đám mây AWS nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Hãy tham khảo ngay các khóa đào tạo AWS chính hãng tại Trainocate Vietnam.
Kết luận
Và đó là tất cả những giải đáp về AWS là gì? Dù bạn là lập trình viên, quản trị viên hệ thống hay chủ doanh nghiệp, việc tìm hiểu và sử dụng AWS sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển, đặc biệt là trong thời đại công nghệ như hiện nay. Nếu bạn muốn khám phá sâu hơn và thành thạo AWS một cách bài bản, hãy tham gia ngay các khóa đào tạo chứng chỉ AWS tại Trainocate Vietnam để nâng cao kỹ năng chuyên môn và mở ra cơ hội thăng tiến sự nghiệp trong tương lại nhé!