Mô hình điện toán đám mây IaaS là gì? Doanh nghiệp nào nên sử dụng IaaS?
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, IaaS là một khái niệm được rất nhiều người quan tâm. Đây được coi là một dạng điện toán đám mây phổ biến nhất và được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp hiện nay. Vậy mô hình IaaS thực chất là gì và hoạt động như thế nào? Doanh nghiệp nào nên sử dụng IaaS? Để tìm hiểu rõ hơn về IaaS, hãy cùng Trainocate khám phá thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây!
IaaS là gì?
IaaS được viết tắt từ cụm từ Infrastructure as a Service. Nó được hiểu là dịch vụ điện toán đám mây cho phép sử dụng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cần thiết vào việc xây dựng hệ thống. Cụ thể như hệ thống mạng, hệ thống máy chủ và hệ điều hành…cần thiết cho việc vận hành, hoạt động của hệ thống thông qua mạng Internet.
IaaS là dịch vụ được đánh giá cao bởi tính linh hoạt khi nó cho phép người dùng tự lựa chọn các thông số kỹ thuật phần mềm cũng như phần cứng cần thiết và hệ điều hành tùy theo mong muốn. Với phạm vi sử dụng như vậy, thì người dùng cần phải có nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc về hệ điều hành, phần mềm, phần cứng, hệ thống mạng và có những giải pháp đảm bảo tính bảo mật dữ liệu, thông tin.
Những năm gần đây, sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo AI, phân tích kinh doanh BI cùng các sản phẩm dựa trên Internet và đám mây đã thúc đẩy IaaS ngày càng có xu hướng phát triển nhanh. Bởi ngày nay những hệ thống phần mềm đều đòi hỏi trung tâm lưu trữ dữ liệu lớn cũng như khả năng tính toán tốt. Một số ví dụ điển hình nhất về IaaS đó là: DigitalOcean, Google Compute Engine (GCE)…
IaaS có những tính năng nổi bật gì?
IaaS đang trên đà phát triển mạnh mẽ và phổ biến hơn trong thời đại công nghệ thông tin luôn không ngừng đổi mới này. Trong đó, IaaS sở hữu những tính năng vượt trội bao gồm:
-
IaaS vẫn có thể phát triển mà không cần phải chuẩn bị một môi trường riêng biệt.
-
Dịch vụ đám mây này cho phép người sử dụng có thể mở rộng nguồn tài nguyên máy chủ một cách linh hoạt, trong đó bao gồm các số lượng máy và cả các tính năng của nó.
-
IaaS còn cho phép người sử dụng tự lựa chọn những thông số kỹ thuật của phần cứng, hệ điều hành cần thiết một cách linh hoạt để vận hành thông qua hệ thống mạng ổn định.
-
Khi sử dụng IaaS, thực tế sẽ không phát sinh các sự cố trong phần cứng và mức chi phí phải trả để nâng cấp hệ thống cũng rất phù hợp và không quá cao.
IaaS có những ưu, nhược điểm gì?
Ưu điểm
Không phải tự nhiên IaaS được rất nhiều tổ chức lựa chọn. Họ đã lựa chọn là bởi mô hình đám này có những ưu điểm nổi bật như sau:
-
IaaS được đánh giá là một trong những mô hình điện toán đám mây linh hoạt nhất hiện nay.
-
Tiết kiệm chi phí, giúp giảm bớt phần vốn và những chi phí phát sinh
-
Có khả năng cập nhật các ứng dụng nhanh
-
Có thể mua thêm tài nguyên nếu cần thiết
-
Tính bảo mật và an ninh đảm bảo
-
Có khả năng giúp các tổ chức thanh toán bằng mô hình PAYG (Pay-As-You-Go) cho các nguồn lực cần thiết.
Nhược điểm
Bên cạnh những lợi thế trên thì dịch vụ Iaas cũng tồn tại một số điểm hạn chế
-
Người dùng sẽ được toàn quyền kiểm soát phần mềm, dữ liệu, hệ điều hành…Tuy nhiên vẫn có thể có rủi ro về tính bảo mật bởi sự xuất hiện của máy chủ hoặc máy ảo.
-
Mô hình IaaS đòi hỏi nguồn nhân lực phải được đào tạo kỹ càng để có thể tự xử lý cơ sở hạ tầng hiệu quả nhất.
-
Do cơ sở hạ tầng ảnh hưởng tới nhiều đối tượng nên sẽ xuất hiện những mối lo ngại về an ninh hệ thống.
-
Khi sử dụng IaaS sẽ phụ thuộc khá nhiều vào việc kết nối web, vì chỉ có cách này người dùng mới truy cập vào cơ sở hạ tầng được.
Doanh nghiệp nào nên sử dụng mô hình IaaS
Mô hình IaaS không tốn nhiều chi phí cũng như thời gian để khởi tạo, chạy thử phần mềm, phần cứng. Vì vậy nó khá phù hợp cho các tổ chức/ doanh nghiệp nhỏ hoặc những start up.
Nếu doanh nghiệp/ công ty bạn đang phát triển, không có nhu cầu nâng cấp, thay thế hệ thống, phần mềm hay phần cứng để đáp ứng sự phát triển của doanh nghiệp thì Iaas cũng là một sự lựa chọn phù hợp. Bên cạnh đó, Iaas có tính linh hoạt cao nên nó sẽ tự chủ động mở rộng hoặc thu gọn trong trường hợp cần thiết.
Với một doanh nghiệp lớn thì IaaS cũng sẽ là lựa chọn phù hợp nếu họ mong muốn toàn quyền kiểm soát các cơ sở hạ tầng cũng như những ứng dụng của doanh nghiệp họ.
Tham khảo ngay khoá học điện toán đám mây cho các lãnh đạo doanh nghiệp: Cloud Computing for Business Leaders. Khoá đào tạo này của Trainocate sẽ giúp bạn trang bị kiến thức chuyên môn để đưa ra các quyết định khó khăn về khía cạnh công nghệ thông tin nhằm áp dụng giá trị của điện toán đám mây hiệu quả hơn trong doanh nghiệp của mình.