CÔNG TY TNHH TRAINOCATE VIỆT NAM
Chứng chỉ Professional Data Engineer là gì?

Blog

Chứng chỉ Professional Data Engineer là gì?

Chứng chỉ Professional Data Engineer là chứng chỉ Google cho kỹ sư dữ liệu, nhằm khẳng định năng lực và chuyên môn làm việc với dữ liệu trên nền tảng Google Cloud. Chứng chỉ này được đánh giá là một trong những chứng chỉ về dữ liệu hàng đầu hiện nay trên thế giới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu cụ thể chứng chỉ Professional Data Engineer là gì? Chứng chỉ này mang lại lợi ích gì? Và kinh nghiệm ôn thi chứng chỉ Professional Data Engineer.

 

Chứng chỉ Professional Data Engineer là gì?

 

1. Chứng chỉ Professional Data Engineer là gì?

Chứng chỉ Professional Data Engineer là một chứng chỉ kỹ sư dữ liệu của Google Cloud cung cấp, xác nhận năng lực của một cá nhân trong việc thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo trì hệ thống xử lý dữ liệu trên nền tảng Google Cloud Platform (GCP).

 

Mục đích của chứng chỉ Professional Data Engineer nhằm xác định khả năng:

  • Thiết kế hệ thống xử lý dữ liệu
  • Thu nạp và xử lý dữ liệu
  • Lưu trữ dữ liệu
  • Chuẩn bị và sử dụng dữ liệu để phân tích
  • Vận hành và tự động hóa quy trình xử lý dữ liệu

 

2. Lợi ích khi sở hữu chứng chỉ Professional Data Engineer

Nâng cao khả năng xử lý công việc thực tế

Sở hữu chứng chỉ chứng tỏ bạn có khả năng thiết kế và vận hành các hệ thống xử lý dữ liệu phức tạp trên nền tảng Google Cloud. Bạn thành thạo việc xây dựng pipeline dữ liệu, xử lý dữ liệu theo thời gian thực và theo lô, tối ưu hóa hiệu suất, đồng thời đảm bảo bảo mật và độ tin cậy của dữ liệu.

  • Thành thạo các công cụ như BigQuery, Dataflow, Pub/Sub, Cloud Storage.
  • Có thể tự động hóa quy trình và giám sát hiệu quả các workloads dữ liệu.

 

Tạo lợi thế cạnh tranh trong sự nghiệp

Chứng chỉ giúp bạn nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng và mở rộng cơ hội việc làm. Theo báo cáo của Global Knowledge 2023, Professional Data Engineer là một trong những chứng chỉ được trả lương cao nhất thế giới với mức lương trung bình khoảng 171,749 USD/năm, cao hơn 20-30% so với kỹ sư dữ liệu chưa có chứng chỉ.

 

Mở rộng cơ hội nghề nghiệp và làm việc toàn cầu

Bạn có thể ứng tuyển các vị trí chuyên sâu như Data Engineer, Cloud Data Engineer, Big Data Engineer hay Machine Learning Engineer. Ngoài ra, chứng chỉ cũng giúp bạn dễ dàng làm việc từ xa hoặc nhận các dự án freelance quốc tế với mức thu nhập hấp dẫn.

 

Tăng khả năng phối hợp trong các dự án phức tạp

Chứng chỉ giúp bạn hiểu rõ toàn bộ vòng đời dữ liệu, từ thu thập, xử lý đến phân tích và bảo mật. Điều này giúp bạn phối hợp hiệu quả với các nhóm Data Analyst, Data Scientist, DevOps và đưa ra quyết định kỹ thuật đúng đắn trong công việc.

 

Chứng chỉ Professional Data Engineer là gì?

 

3. Nội dung bài thi chứng chỉ Professional Data Engineer

Designing data processing systems (~22%)

  • Thiết kế hệ thống dữ liệu đảm bảo bảo mật, tuân thủ quy định (IAM, mã hóa, bảo vệ dữ liệu cá nhân, luật pháp).

  • Đảm bảo độ tin cậy, tính toàn vẹn dữ liệu (giám sát pipeline, xử lý lỗi, dự phòng thảm họa).

  • Thiết kế hệ thống linh hoạt, dễ mở rộng, phù hợp với yêu cầu doanh nghiệp và đa nền tảng (multi-cloud).

  • Lập kế hoạch và thực hiện di cư dữ liệu lên Google Cloud, bao gồm phân tích nhu cầu, chọn công cụ và xác minh di cư.

 

Ingesting and processing the data (~25%)

  • Lập kế hoạch pipeline dữ liệu: xác định nguồn, đích, logic biến đổi, mạng và mã hóa.

  • Xây dựng pipeline dữ liệu (batch & streaming), sử dụng các dịch vụ như Dataflow, Apache Beam, Pub/Sub, Dataproc...

  • Triển khai và tự động hóa pipeline với Cloud Composer, CI/CD.

 

Storing the data (~20%)

  • Lựa chọn hệ thống lưu trữ phù hợp (Bigtable, Spanner, Cloud SQL, Cloud Storage…).

  • Thiết kế data warehouse: mô hình dữ liệu, chuẩn hóa, kiến trúc truy cập.

  • Quản lý data lake: cấu hình, giám sát và kiểm soát chi phí.

  • Thiết kế data mesh: phân chia dữ liệu cho nhóm phân tán, xây dựng quản trị phân tán.

 

Preparing and using data for analysis (~15%)

  • Chuẩn bị dữ liệu cho visualization, tối ưu truy vấn, kiểm soát truy cập.

  • Chia sẻ dữ liệu, xuất bản báo cáo, sử dụng Analytics Hub.

  • Khám phá và phân tích dữ liệu, chuẩn bị dữ liệu cho machine learning.

 

Maintaining and automating data workloads (~18%)

  • Tối ưu tài nguyên, cân đối chi phí và hiệu suất.

  • Tự động hóa công việc với DAG trong Cloud Composer, lên lịch lặp lại.

  • Tổ chức workloads theo yêu cầu kinh doanh (pricing, batch vs interactive).

  • Giám sát, xử lý sự cố qua Cloud Monitoring, Logging, bảng điều khiển BigQuery.

  • Đảm bảo hệ thống chịu lỗi, phục hồi dữ liệu, sao chép và failover.

 

Thời gian thi: 120 phút

Loại câu hỏi: 50 - 60 câu hỏi (Trắc nghiệm chọn đáp án, chọn nhiều đáp án)

Điều kiện tham dự: Không có yêu cầu cụ thể, tuy nhiên bạn nên có 3 năm kinh nghiệm trong ngành dữ liệu và 1 năm kinh nghiệm làm việc với các dịch vụ của Google Cloud.

Lệ phí tham dự: 200 USD

 

4. Kinh nghiệm ôn thi chứng chỉ Professional Data Engineer

Hiểu rõ cấu trúc đề thi và trọng tâm kiến thức

  • Đề thi tập trung vào 5 module chính: thiết kế hệ thống, ingest & xử lý dữ liệu, lưu trữ, phân tích dữ liệu và tự động hóa.

  • Nắm chắc kiến thức về các dịch vụ Google Cloud phổ biến như BigQuery, Dataflow, Pub/Sub, Cloud Storage, Cloud Composer, Dataproc...

  • Hiểu rõ các khái niệm bảo mật, compliance, quản lý truy cập (IAM), encryption.

 

Học lý thuyết đi đôi với thực hành

  • Nhiều thí sinh chia sẻ: chỉ đọc tài liệu thôi chưa đủ, cần tạo các project thực tế trên Google Cloud để làm quen với giao diện và cách vận hành các dịch vụ.

  • Tập trung làm các bài tập, labs trên nền tảng Qwiklabs, Coursera, Google Cloud Skill Boost để luyện kỹ năng xử lý pipeline, lưu trữ và truy vấn dữ liệu.

 

Sử dụng tài liệu chính thống và khoá học uy tín

  • Nên ưu tiên tài liệu Google Cloud chính thức, đặc biệt là Google Cloud Professional Data Engineer Exam Guide và các whitepaper liên quan.

  • Các khóa học trên Coursera do Google Cloud cung cấp cũng rất hữu ích và bài bản.

 

Luyện tập đề thi thử và đánh giá tiến độ

  • Làm đề thi thử trên các trang như Whizlabs, Udemy, hoặc Google Cloud Skills Boost.

  • Sau mỗi lần làm bài, phân tích kỹ lỗi sai và hiểu rõ lý do để không mắc lại.

 

Quản lý thời gian và tâm lý khi thi

  • Đề thi có khoảng 50-60 câu trong 2 giờ, nên tập luyện cách phân bổ thời gian hợp lý, không nên dừng quá lâu ở câu khó.

  • Giữ tâm lý bình tĩnh, đọc kỹ đề, đặc biệt câu hỏi nhiều đáp án.

 

Kinh nghiệm ôn thi quan trọng

Bạn sẽ không thể nhớ nổi tất cả các dịch vụ, nhưng nếu hiểu đúng cách hoạt động và mục đích sử dụng của từng công cụ, bạn sẽ dễ dàng chọn được giải pháp phù hợp trong câu hỏi tình huống. Hãy tập trung vào việc hiểu ngữ cảnh và suy luận logic thay vì cố ghi nhớ chi tiết kỹ thuật.

  • Tập trung học sâu vào thiết kế pipeline và bảo mật dữ liệu, vì đây là phần khó và chiếm tỷ trọng lớn.

  • Đừng bỏ qua phần tự động hóa workloads, nhiều câu hỏi thực tế về Cloud Composer và CI/CD.

  • Kinh nghiệm thực tế giúp hiểu nhanh hơn, vì vậy nếu chưa có, hãy thử tham gia dự án nhỏ hoặc thực hành cá nhân.

 

Tạm kết

Professional Data Engineer là chứng chỉ kỹ sư dữ liệu của Google Cloud giúp các kỹ sư chứng minh khả năng thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống xử lý dữ liệu trên Google Cloud. Có chứng chỉ này, bạn sẽ nâng cao kỹ năng chuyên môn, đồng thời mở rộng cơ hội thăng tiến và có cơ hội làm việc với những dự án dữ liệu lớn, phức tạp hơn. Kỳ thi Professional Data Engineer là bài kiểm tra toàn diện các kỹ năng từ thiết kế hệ thống, xử lý và lưu trữ dữ liệu, phân tích cho đến tự động hóa giúp bạn trở thành chuyên gia dữ liệu trên nền tảng Google Cloud Platform.

 

Bạn đã sẵn sàng ứng dụng nền tảng Google Cloud vào trong doanh nghiệp? Hãy tham gia ngay các khóa đào tạo Google Cloud chính hãng tại Trainocate Vietnam.

Chia sẻ mạng xã hội:

Bình luận của bạn

Đăng ký tư vấn
cùng đội ngũ chuyên gia Trainocate!!

Bản quyền thuộc về Trainocate Việt Nam

back to top
icon đăng ký