AN NINH MẠNG LÀ GÌ? TẦM QUAN TRỌNG CỦA AN NINH MẠNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP?
AN NINH MẠNG LÀ GÌ? TỔNG QUAN VỀ AN NINH MẠNG
Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu an ninh mạng là gì và khám phá một vài kiến thức tổng quan về an ninh mạng và tổng quan về an toàn thông tin nói chung.
An ninh mạng, hay an ninh không gian mạng, là một tập hợp các quy trình, biện pháp tối ưu và giải pháp công nghệ giúp bảo vệ các hệ thống và mạng quan trọng khỏi các cuộc tấn công kỹ thuật số. Vì dữ liệu ngày càng phổ biến và ngày càng có nhiều người làm việc cũng như kết nối từ mọi nơi, nên những kẻ xấu đã đối phó bằng cách phát triển các phương pháp tinh vi để có được quyền truy cập vào các tài nguyên cũng như lấy cắp dữ liệu, phá hoại doanh nghiệp của bạn hoặc tống tiền.
Mỗi năm số cuộc tấn công tăng lên và những kẻ tấn công phát triển các phương pháp tránh bị phát hiện mới. Một chương trình an ninh mạng hiệu quả bao gồm con người, quy trình và giải pháp công nghệ cùng nhau giảm rủi ro gây gián đoạn doanh nghiệp, tổn thất tài chính và tổn thất uy tín từ cuộc tấn công. Do đó vấn đề an toàn trên không gian mạng rất cần được các doanh nghiệp lưu tâm.
Các yếu tố trong an ninh mạng bao gồm:
Bảo vệ: Cần cấu hình hệ thống và mạng càng chính xác càng tốt
Phát hiện: Xác định khi cấu hình có sự thay đổi hoặc khi thấy lưu lượng truy cập mạng bất thường
Phản ứng: Sau khi xác định được vấn đề một cách nhanh chóng, cần có biện pháp phản ứng thích hợp và trở về trạng thái an toàn nhanh nhất có thể
Các kiểu tấn công mạng thường gặp:
Malware - phần mềm độc hại: Các chương trình được thiết kế đặc biệt nhằm phá hoại, gây hư hỏng hoặc tìm cách truy cập vào hệ thống máy tính
Virus - Một dạng malware đòi hỏi sự tương tác của người dùng, sau đó lây nhiễm vào thiết bị của người dùng. Ví dụ điển hình của kiểu tấn công này là tệp đính kèm trong e-mail có chứa mã độc hại.
Worm - Phần mềm độc hại có thể xâm nhập vào thiết bị mà không cần bất kỳ tương tác rõ ràng nào của người dùng. Ví dụ: người dùng có thể đang chạy một ứng dụng mạng dễ bị tấn công và kẻ tấn công có thể đã gửi phần mềm độc hại vào ứng dụng đó.
Botnet - Một mạng lưới các máy tính cá nhân bị nhiễm phần mềm độc hại và được kiểm soát theo nhóm trong khi chủ sở hữu thiết bị không hề hay biết, ví dụ: để gửi thư rác.
DoS (Denail of Service) - Tấn công DoS sẽ dẫn đến mạng, người dùng hợp pháp không thể sử dụng máy chủ hoặc các cơ sở hạ tầng khác. Hầu hết các cuộc tấn công DoS thuộc một trong ba loại sau:
Vulnerability attack: kẻ tấn công gửi một vài tin nhắn được xử lý kỹ càng đến một ứng dụng hoặc hệ điều hành dễ bị tấn công chạy trên máy chủ được nhắm mục tiêu.
Bandwidth flooding: Kẻ tấn công gửi một lượng lớn các gói dữ liệu đến máy chủ được nhắm mục tiêu, quá nhiều gói khiến liên kết mục tiêu bị tắc nghẽn, ngăn các gói hợp lệ truy cập vào máy chủ.
Connection flooding: Kẻ tấn công thiết lập một số lượng lớn các kết nối TCP mở (một nửa) hoặc mở hoàn toàn tại máy chủ đích.
DDoS (Distributed DoS): DDoS là một loại tấn công DOS trong đó nhiều hệ thống bị xâm nhập, nhưng chỉ nhắm mục tiêu vào một hệ thống duy nhất để thực hiện tấn công DoS.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA AN NINH MẠNG VỚI DOANH NGHIỆP
Việc hệ thống số hóa ngày càng tăng của thế giới tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp của tất cả các ngành nghề. Tuy nhiên, đi kèm với chúng cũng là những mối đe dọa an ninh mạng. Xu thế tập trung nhiều hơn vào bán hàng trực tuyến của nhiều doanh nghiệp truyền thống, cũng như việc chuyển tài liệu và dữ liệu của họ lên đám mây đều dẫn tới những mối lo về an toàn thông tin trên không gian mạng.
Theo thống kê của Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, chỉ tính riêng trong năm 2021 đã có hơn 76.977 vụ tấn công tại một số hệ thống mạng trọng yếu được thực hiện theo hình thức khai thác lỗ hổng. Có khoảng 14 nghìn vụ tấn công dò quét mạng, hơn 12 nghìn vụ tấn công có chủ đích (APT), hơn 7.300 vụ tấn công xác thực, gần 7 nghìn vụ tấn công mã độc và khoảng 650 vụ tấn công từ chối dịch vụ,…
Do vậy, hơn bao giờ hết, chính phủ và các tổ chức/doanh nghiệp cần chủ động tạo ra và điều chỉnh các hệ thống để đối phó với những mối đe dọa này. Bằng cách bảo vệ hoạt động của chính phủ và các tổ chức/doanh nghiệp, thông tin của người dùng dịch vụ cũng sẽ được bảo vệ tốt hơn.
Hiện nay, với những ứng dụng thông minh khắp mọi nơi, thật dễ dàng để lập một tài khoản trên mạng xã hội, thực hiện các hoạt động mua sắm, giao dịch trực tuyến. Từ những thông tin cá nhân được cung cấp, các tổ chức/doanh nghiệp không chỉ có thêm một khách hàng, mà còn bổ sung được nguồn dữ liệu để khai thác, phân tích và tìm hiểu thói quen mua sắm của người dùng, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Với sự bùng nổ của các thành tựu công nghệ như điện toán đám mây, thương mại điện tử, kho thông tin điện tử…, thông tin đã trở thành một loại tài sản vô cùng giá trị. Do vậy, trong nền kinh tế đang “số hóa” mạnh mẽ, mọi tổ chức/doanh nghiệp đều cần đến việc đảm bảo an toàn thông tin.
Sự phụ thuộc vào các công cụ số khiến nhiều doanh nghiệp gặp rủi ro từ các cuộc tấn công mạng. Kiến thức vững chắc về an ninh mạng là chìa khóa ở đây, vì các cuộc tấn công như vậy vẫn không ngừng phát triển và ngày càng tinh vi hơn. Nạn nhân của các cuộc tấn công mạng có thể có nguy cơ:
- Mất dữ liệu nhạy cảm
- Tổn thất tài chính do trộm cắp dữ liệu
- Chi phí cao cho việc khôi phục dữ liệu bị đánh cắp
- Mất đi danh tiếng
- Đóng cửa (trong trường hợp nghiêm trọng)
MỘT SỐ GIẢI PHÁP AN NINH MẠNG CHO DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp cần nhận thức được tầm quan trọng của an ninh mạng để triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin. Một số giải pháp tham khảo là:
Thiết lập và duy trì các chính sách làm sạch an ninh mạng và công nghệ thông tin
Ransomware (một loại virus được mã hóa, được Bộ Tư pháp Hoa Kỳ xem là mô hình hiện đại của tội phạm mạng với nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạng toàn cầu) sẽ trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với các doanh nghiệp trong năm nay. Sophos khuyến nghị nên xây dựng chính sách an toàn thông tin, đảm bảo an ninh mạng cho toàn tổ chức, doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, chúng ta cần phải đảm bảo các biện pháp đối phó chủ động đính kèm với các tính năng như giám sát, sao lưu và đào tạo kỹ năng bảo mật để nếu có vấn đề phát sinh thì có thể phát hiện sớm. Mọi nhân viên đều phải được cập nhật bảo mật mới nhất trên thiết bị.
Ứng dụng công nghệ xác thực đa yếu tố
Theo báo cáo điều tra vi phạm dữ liệu năm 2019 của Verizon, có tới 80% các vi phạm liên quan đến tấn công an ninh mạng do mật khẩu yếu hoặc bị xâm phạm mật khẩu. Chính vì vậy, nếu chỉ dùng mật khẩu thôi là chưa đủ, chúng ta cần phải ứng dụng công nghệ xác thực đa yếu tố (MFA) làm tiêu chuẩn mới.
Xác thực đa nhân tố (MFA) là một hệ thống bảo mật yêu cầu nhiều phương thức xác thực danh tính từ các danh mục thông tin đăng nhập độc lập. Nhờ vậy, danh tính của người dùng sẽ được xác minh cho thông tin đăng nhập hoặc nhiều loại giao dịch khác.
Sử dụng Zero Trust
Zero Trust là một triết lý an ninh mạng mà một khi đã ứng dụng trong tổ chức thì không ai trong hoặc ngoài mạng được tin cậy trừ khi sự nhận diện của họ đã được kiểm tra thật sự kỹ lưỡng trước đó. Zero Trust hoạt động dựa trên giả định rằng các mối đe dọa đều có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi, cả bên trong và bên ngoài mạng.
Zero Trust luôn giả định rằng mọi nỗ lực truy cập vào mạng hoặc một ứng dụng đều là một mối đe dọa (threat). Chính những giả định này sẽ thông báo cho tất cả các quản trị viên mạng, buộc họ phải thiết kế các biện pháp bảo mật nghiêm ngặt, có độ tin cậy cao cho toàn bộ tổ chức.
Thận trọng với chiêu trò lừa đảo có công nghệ hỗ trợ
Hơn 60% người sử dụng mạng internet trên toàn cầu đã trở thành “con mồi” của các chiêu trò lừa đảo có hỗ trợ của công nghệ. Vấn nạn này đe dọa nghiêm trọng tới an ninh mạng.
Vậy doanh nghiệp cần phải xem xét thay thế các chatbot AI thay vì các công nghệ hỗ trợ không uy tín.
Bảo mật mạng theo từng cấp độ
Nếu doanh nghiệp chỉ bảo mật theo một cách thức hay một cấp độ duy nhất, các hacker sẽ lợi dụng lỗ hổng ấy để đánh chiếm tài nguyên doanh nghiệp. Bởi vậy, mọi tổ chức doanh nghiệp cần phải tiến hành bảo mật theo từng cấp độ cụ thể như sau:
- Wifi : Hiện nay hack wifi, chiếm đoạt thông tin hệ thống qua wifi đã xuất hiện rộng khắp trên nhiều doanh nghiệp. Bởi vậy mạng LAN chính là vũ khí để nâng cao chất lượng bảo mật doanh nghiệp.
- Tường lửa : Tường lửa được xem là cánh cổng bảo vệ hệ thống ngay từ bên ngoài để từ đó có thể phát đi cảnh báo khi có sự đe dọa đến máy tính.
- Cáp Ethernet : Loại cáp này được tạo nên từ một nền tảng vững chắc và chúng được bảo mật nghiêm ngặt. Chính vì thế nên việc đánh cắp, truy cập hay phá vỡ cấu trúc dữ liệu là điều vô cùng khó khăn.
KẾT LUẬN
An ninh mạng là một vấn đề quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Để ngăn chặn và giảm bớt nguy cơ xâm nhập mạng, những gì bạn cần làm ngay lúc này là tìm kiếm những giải pháp an ninh mạng toàn diện trên mọi thiết bị, phần cứng, và người dùng.
Bên cạnh đó, hãy nâng cao năng lực và trình độ an ninh mạng cho tổ chức của bạn với khoá học an toàn thông tin, đào tạo kỹ sư an ninh mạng SC-100T00 – Microsoft Cybersecurity Architect của Trainocate.
Khóa học này sẽ đào tạo an ninh mạng và trang bị cho học viên kiến thức chuyên môn để thiết kế và đánh giá các chiến lược an ninh mạng trong các lĩnh vực sau: Zero Trust, Tuân thủ rủi ro quản trị (GRC), hoạt động bảo mật (SecOps), dữ liệu và ứng dụng. Học viên cũng sẽ học cách thiết kế và kiến trúc các giải pháp bằng cách sử dụng các nguyên tắc Zero Trust và chỉ định các yêu cầu bảo mật cho cơ sở hạ tầng đám mây trong các mô hình dịch vụ khác nhau (SaaS, PaaS, IaaS).
Là đối tác đào tạo uỷ quyền của Microsoft, Trainocate tự hào mang đến chương trình học chuẩn quốc tế, giảng viên là các chuyên gia được chứng nhận của hãng. Cùng với đó là mô hình học tập Hands on Lab, chú trọng thực hành, chúng tôi hứa hẹn sẽ mang đến trải nghiệm học tập thiết thực nhất cho khách hàng và doanh nghiệp!