CÔNG TY TNHH TRAINOCATE VIỆT NAM
Data Analyst là gì? Tìm hiểu về Data Analyst từ A-Z

Bài viết chuyên môn

Data Analyst là gì? Tìm hiểu về Data Analyst từ A-Z

Sự phát triển của dữ liệu lớn (Big Data) đã thay đổi cách vận hành và kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời đại ngày nay. Để có thể đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả, các doanh nghiệp không chỉ cần có những chiến lược phát triển đổi mới mà còn phải tận dụng tối đa thông tin hữu ích từ các dữ liệu. Chính vì thế, Data Analyst được coi là một trong những nghề nghiệp quan trọng và có cơ hội phát triển cực lớn trong xã hội hiện đại. Vậy Data Analyst là gì? Hãy cùng Trainocate Vietnam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Data Analyst là gì? Tìm hiểu về Data Analyst từ A-Z

 

1. Nghề Data Analyst là gì?

Data Analyst (Chuyên viên phân tích dữ liệu) là người thu thập, phân tích các dữ liệu để đưa ra các thông tin hữu ích nhằm giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp. Hiểu đơn giản, Data Analyst như là người "giải mã" dữ liệu, tìm kiếm thông tin ẩn trong đống dữ liệu và biến nó thành những câu trả lời cho các câu hỏi của doanh nghiệp chẳng hạn như là "Sản phẩm nào đang có tiềm năng phát triển?", "Chiến dịch quảng cáo nào đang có hiệu quả tốt?", "Lí do nào khiến khách hàng mua nhiều sản phẩm hơn trong quý 1 so với quý 2?"

 

Với sự phát triển của dữ liệu, Data Analyst có thể làm ở trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh doanh, ngân hàng, y tế, khoa học, an ninh, quân đội, chính phủ. Trong thời đại "dữ liệu là tiền", Data Analyst là một vị trí rất quan trọng, giúp doanh nghiệp:

  • Ra quyết định chính xác dựa trên dữ liệu (Data-driven Decision Making)

  • Dự đoán nhu cầu, hành vi khách hàng và xu hướng thị trường

  • Hiểu khách hàng sâu sắc hơn từ đó phục vụ tốt hơn

  • Phát hiện các rủi ro về giao dịch, gian lận tài chính

  • Tạo lợi thế cạnh tranh tốt hơn

Vậy làm Data Analyst là làm gì? Một ngày của Data Analyst diễn ra như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong các phần tiếp theo nhé!

 

2. Công việc Data Analyst là làm gì?

Công việc Data Analyst xoay quanh chủ yếu các hoạt động như thu thập dữ liệu, làm sạch, trực quan hóa dữ liệu và trình bày các thông tin từ dữ liệu cho các nhà lãnh đạo và các phòng ban liên quan. Để trả lời chi tiết cho câu hỏi "Data Analyst làm những công việc gì?" còn phụ thuộc vào từng ngành cụ thể, vì mỗi ngành sẽ có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung đây là những công việc cơ bản mà một Data Analyst phải làm hàng ngày

 

  • Thu thập dữ liệu: Các Data Analyst thường thu thập dữ liệu qua các hoạt động khảo sát, theo dõi các chỉ số từ hệ thống cơ sở dữ liệu hoặc có thể mua bộ dữ liệu từ các chuyên gia báo cáo trong ngành.

  • Làm sạch dữ liệu: Dữ liệu thô ban đầu thường chứa những thông tin lỗi, không cần thiết. Vậy nên các Data Analyst cần phải lọc và loại bỏ để đảm bảo nguồn dữ liệu đầu vào thật chính xác.

  • Phân tích và trực quan hóa dữ liệu: Sử dụng các công cụ như Excel, SQL, Python để phân tích dữ liệu và dùng các công cụ như Power BI, Tableau để trình bày kết quả phân tích một cách rõ ràng dễ hiểu.

  • Chuẩn bị báo cáo, đề xuất: Dựa vào các kết quả phân tích từ dữ liệu, các Data Analyst sẽ phải chuẩn bị các bản báo cáo và đề xuất cho cấp lãnh đạo giúp cải thiện hoạt động kinh doanh.

  • Trình bày và đưa ra đề xuất: Công việc Data Analyst không chỉ gói gọn trong các con số mà còn đòi hỏi sự giao tiếp và truyền đạt thông tin tốt. Sau quá trình phân tích dữ liêu, các Data Analyst phải trình bày cho cấp lãnh đạo, kỹ sư, đội phát triển sản phẩm,... về các đề xuất của mình nhằm phát triển, cải tiến, nâng cao hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.

 

Có thể thấy, công việc Data Analyst không những đòi hỏi chuyên môn kĩ thuật cao mà còn đòi hỏi khả năng giao tiếp và chịu áp lực tốt. Tuy nhiên, công việc càng khó mức lương càng lớn. Vậy lương Data Analyst có cao không? Cụ thể lương của Data Analyst là bao nhiêu một tháng? Hãy tìm hiểu tiếp nhé!

Data Analyst là gì? Tìm hiểu về Data Analyst từ A-Z

 

3. Lương Data Analyst có cao không?

Theo Glassdoor, mức lương của Data Analyst trung bình giao động từ 90.000 USD - 200.000 USD/ năm tùy thuộc vào kinh nghiệm và vị trí.

 

Lương Data Analyst tại Việt Nam theo các báo cáo từ Vietnamwork Report, TopDev hay TopCV:

  • Fresher Data Analyst: 8 - 15 triệu/ tháng
  • Junior Data Analyst: 15-25 triệu/ tháng
  • Senior Data Analyst: Trên 30 triệu/ tháng

 

Nếu so sánh với mức lương tại nước ngoài, mức lương Data Analyst tại Việt Nam có phần thấp hơn nhưng hiện nay các bạn có thể hoàn toàn nhận các vị trí Data Analyst remote cho các doanh nghiệp nước ngoài và kiếm về thu nhập cũng không thua kém gì. Nhìn chung, lương Data Analyst là một trong những mức lương tốt trong xã hội ngày nay.

 

4. Cần học gì để làm Data Analyst?

Công việc lương cao đi kèm với kiến thức, kỹ năng cũng cao. Vậy nên để trở thành một Data Analyst tuy không khó những đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực bền bỉ. Có rất nhiều lộ trình học Data Analyst khác nhau, tuy nhiên để trở thành một Data Analyst như đã đề cập bạn phải có đủ hai yếu tố chuyên môn tốt và kỹ năng mềm tốt.

 

4.1. Làm Data Analyst cần học gì?

Chuyên môn kỹ thuật (Technical Skills)

  • Kỹ năng sử dụng các công cụ: Microsoft Excel và SQL là công cụ phân tích dữ liệu không thể thiếu của Data Analyst. Bên cạnh đó các công cụ như Power BI, Tableau cũng là những công cụ quan trọng trong việc trực quan hóa dữ liệu. Là một Data Analyst, bạn cần nắm chắc cách sử dụng các công cụ này để ứng dụng linh hoạt vào công việc phân tích dữ liệu.

  •  Ngôn ngữ lập trình: Data Analyst cần biết về các ngôn ngữ lập trình như Python, R để xử lý các tập dữ liệu lớn và thực hiện các phép toán phức tạp. Bạn có thể ưu tiên lựa chọn học Python hoặc R tùy thuộc vào yêu cầu của từng công ty.

  • Trực quan hóa dữ liệu: Trình bày dữ liệu một cách rõ ràng và thuyết phục có đóng vai trò quan trọng để tạo nên một Data Analyst giỏi. Các kỹ năng như trực quan hóa biểu đồ, đồ thị là những kỹ năng cốt lõi của Data Analyst.

  • Thống kê và toán học: Nắm vững các kiến thức về thống kê và toán học sẽ giúp bạn xác định công cụ tốt nhất để giải quyết một vấn đề cụ thể, phát hiện lỗi trong dữ liệu và hiểu rõ hơn về kết quả phân tích.

 

Kỹ năng mềm trong công việc (Workplace skills)

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Khả năng tuy duy và giải quyết vấn đề giúp Data Analyst tìm ra các phương pháp phân tích dữ liệu hiệu quả.

  • Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp và truyền đạt thông tin đến cấp lãnh đạo, các bộ phận liên quan.

  • Am hiểu ngành: Hiểu về các ngành mà bạn đang làm như ngân hàng, tài chính, y tế sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu rộng và có lợi thế hơn khi đi xin việc.

 

Một số công cụ mà Data Analyst hay dùng

  • Microsoft Excel

  • Google Sheets

  • SQL

  • Tableau

  • R or Python

  • SAS

  • Microsoft Power BI

  • Jupyter Notebooks

Data Analyst là gì? Tìm hiểu về Data Analyst từ A-Z

4.2. Lộ trình học Data Analyst

Trang bị các kỹ năng chuyên môn là bước đầu tiên để trở thành một Data Analyst. Dưới đây là gợi ý lộ trình học Data Analyst, các bạn có thể tham khảo:

  • Các chứng chỉ Data Analyst cơ bản: Bạn nên bắt đầu với các chứng chỉ Data Analyst cơ bản để xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc về thống kê, SQL. Các chứng chỉ này không chỉ giúp bạn hiểu rõ về các phương pháp phân tích dữ liệu mà còn là cơ hội để bạn tích lũy kinh nghiệm thực tế. Quan trọng hơn, chúng giúp bạn xây dựng một CV ấn tượng với các chứng chỉ quốc tế, có thể làm bạn nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng.

  • Học đại học các ngành về Data Analysis: Nếu bạn muốn theo đuổi nghề Data Analyst lâu dài, việc học các ngành phân tích dữ liệu tại các trường đại học uy tín sẽ giúp bạn có nền tảng vững chắc. Còn nếu bạn là dân trái ngành, bạn vẫn có thể đăng ký tham gia các chương trình đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn (có cấp bằng) để nâng cao kiến thức và mở rộng cơ hội nghề nghiệp.

  • Thực tập và làm các dự án cá nhân: Cách hiệu quả nhất để cải thiện kỹ năng của bạn là thực tập tại các công ty hoặc làm các dự án cá nhân. Đây là cơ hội để bạn áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Các dự án cá nhân, dù là nhỏ, cũng có thể được đưa vào portfolio của bạn để chứng minh khả năng thực tế với nhà tuyển dụng..

 

5. Kết luận

Công việc Data Analyst không chỉ có mức thu nhập cao mà còn có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong tương lai sắp tới. Qua bài viết trên, hy vọng các bạn đã có thêm hiểu biết về Data Analyst cũng như có cái nhìn cơ bản về vai trò và vị trí của Data Analyst trong doanh nghiệp. Hành trình để trở thành một Data Analyst đi kèm nhiều sự nỗ lực và bền bỉ, tuy nhiên không có gì là không thể nếu bạn thực sự mong muốn và khát khao.

 

Muốn làm Data Analyst nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Hãy tham khảo ngay các khóa học Data Analyst chính hãng tại Trainocate Vietnam. Tự hào là đối tác ủy quyền của Microsoft, IBM, Google và 30 tập đoàn công nghệ trên thế giới, Trainocate cam kết mang đến những chương trình đào tạo chất lượng cao các cá nhân và doanh nghiệp về CNTT. Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ hotline 024 3632 1929 hoặc điền vào biểu mẫu đăng ký!

 

Trainocate Vietnam - 30 năm kinh nghiệm đào tạo CNTT trên toàn thế giới!

Chia sẻ mạng xã hội:

Bình luận của bạn

Đăng ký tư vấn
cùng đội ngũ chuyên gia Trainocate!!

Bản quyền thuộc về Trainocate Việt Nam

back to top
icon đăng ký