CÔNG TY TNHH TRAINOCATE VIỆT NAM
Microsoft Azure là gì? Vì sao doanh nghiệp nên dùng Azure

Bài viết chuyên môn

Microsoft Azure là gì? Vì sao doanh nghiệp nên dùng Azure

Nếu bạn sử dụng máy tính chắc chắn bạn đã biết đến Microsoft, tuy nhiên Microsoft Azure lại khá xa lạ với bạn nếu bạn không phải dân chuyên ngành IT. Vậy Microsoft Azure là gì? Nó có lợi ích gì đặc biệt? Làm thế nào để sử dụng Microsft Azure? Trong bài viết này, Trainocate Vietnam sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về Microsoft Azure nhé!

Tổng quan về Microsoft Azure

Microsoft Azure là gì?

Microsoft Azure hay điện toán đám mây Azure là một nền tảng điện toán đám mây được phát triển bởi Microsoft, cung cấp một loạt dịch vụ và giải pháp cho doanh nghiệp và cá nhân. Azure cho phép người dùng xây dựng, triển khai và quản lý ứng dụng và dịch vụ thông qua các trung tâm dữ liệu toàn cầu.

Microsoft Azure là gì? Vì sao doanh nghiệp nên dùng Azure

Lịch sử hình thành

Microsoft Azure ra mắt vào tháng 2 năm 2010 với tên gọi ban đầu là "Windows Azure".

  • Tháng 2/2010: Microsoft công bố Windows Azure - ứng dụng điện toán đám mây với mục tiêu ban đầu là lưu trữ dữ liệu và cung cấp các giải pháp cho phát triển ứng dụng
  • Tháng 4/2014: đổi tên Windows Azure thành Microsoft Azure. Sự thay đổi này phản ánh một tầm nhìn rộng hơn của Microsoft, không chỉ tập trung vào Windows mà còn hỗ trợ nhiều hệ điều hành và công nghệ khác.
  • Giai đoạn 2015 - 2017: Azure đã cho ra mắt hàng loạt dịch vụ mới như Azure IoT, Azure Machine Learning và các giải pháp AI. Microsoft cũng đầu tư vào phát triển các trung tâm dữ liệu toàn cầu, nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ cho người dùng trên toàn thế giới.
  • Giai đoạn 2018 - 2020: Điện toán đám mây Azure trở thành một trong những nền tảng đám mây lớn nhất thế giới, cạnh tranh trực tiếp với Amazon Web Services (AWS). Tiếp tục phát triển không ngừng Microsoft cho ra nhiều tính năng mạnh mẽ cải thiện hiệu suất, tính bảo mật cho các dịch vụ của mình.
  • Giai đoạn 2021 - 2023: Microsoft đã tập trung vào việc phát triển các giải pháp AI, máy học, và tự động hóa với những công nghệ mới như Azure Arc và Azure Stack cho phép người dùng quản lý và triển khai ứng dụng trên cả đám mây và tại chỗ

Hiện tại, Azure hiện đang cung cấp hàng trăm dịch vụ khác nhau, phục vụ nhiều lĩnh vực từ doanh nghiệp đến cá nhân. Sự phát triển nhanh chóng đã khẳng định vị thế của Azure trong lĩnh vực điện toán đám mây, trở thành một trong những hãng công nghệ hàng đầu được các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng.

Các dịch vụ của Microsoft Azure

Microsoft Azure là gì? Vì sao doanh nghiệp nên dùng Azure

Điện toán đám mây Azure có hơn 200 dịch vụ được chia thành nhiều danh mục khác nhau bao gồm các mảng như: máy tính, trí tuệ nhân tạo, mạng, lưu trữ, machine learning, Devops, IoT, Web, phân tích, databases, nhận diện,.... Tuy nhiên khi nhắc đến các dịch vụ của Microsoft Azure, người dùng thường quan tâm đến các dịch vụ như:

Dịch vụ tính toán Azure (Compute)

Dịch vụ tính toán của Azure cho phép các tổ chức triển khai, quản lý và mở rộng ứng dụng cũng như khối lượng công việc trong đám mây. Một số dịch vụ tính toán của Azure như:

Azure App Service: Cho phép tạo, triển khai và mở rộng dễ dàng các ứng dụng web và API sử dụng các ngôn ngữ như .NET, .NET Core, Node.js, Java, Python,... chạy được trong Linux, Windows và các container.

Azure Functions: Nền tảng không máy chủ giúp đơn giản hóa phát triển bằng bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào, cho phép phát triển nhanh hơn.

Container Instances: Cung cấp cách thức để chạy các container mà không cần quản lý hạ tầng bên dưới. Chúng cho phép bạn khởi động các container trên Azure mà không cần thiết lập và quản lý một nền tảng điều phối container.

Máy ảo (VMs): Cho phép bạn tạo và chạy các máy ảo Windows hoặc Linux trong đám mây.

Dịch vụ lưu trữ Azure (Storage)

Azure Data Lake Storage: Được thiết kế cho các khối lượng công việc phân tích dữ liệu lớn. Nó cho phép lưu trữ và phân tích các khối lượng dữ liệu lớn có cấu trúc, bán cấu trúc và phi cấu trúc.

HPC Cache: Cho phép lưu trữ dữ liệu cho các khối lượng công việc tính toán hiệu suất cao (HPC).

Managed Disks: Cung cấp lưu trữ khối hiệu suất cao cho các máy ảo Azure quan trọng và các ứng dụng Azure VMware Solution. Nó cung cấp nhiều tùy chọn đĩa để tối ưu hóa chi phí và hiệu suất, bao gồm Ultra Disk Storage, Premium SSD, Standard SSD và Standard HDD.

Dịch vụ cơ sở dữ liệu Azure (Database)

Cung cấp các cơ sở dữ liệu quản lý để đơn giản hóa việc triển khai, quản lý và mở rộng cơ sở dữ liệu trong đám mây. Dưới đây là một số dịch vụ cơ sở dữ liệu cốt lõi mà Azure cung cấp:

Apache Cassandra MI: Cho phép người dùng vận hành và triển khai các ứng dụng yêu cầu tính khả dụng cao và mở rộng linh hoạt mà không cần phải quản lý hạ tầng cơ sở dữ liệu phức tạp

Azure Cosmos DB: Cơ sở dữ liệu phân tán hoàn toàn quản lý không máy chủ hỗ trợ PostgreSQL, MongoDB và Apache Cassandra.

Redis Cache: Dịch vụ này cho phép các nhà phát triển tận dụng tốc độ truy cập dữ liệu nhanh chóng để cải thiện hiệu suất của ứng dụng.

Azure Database for MySQL: Giải pháp hiệu quả chi phí đi kèm với bảo mật tiên tiến, các tùy chọn khả dụng cao và SLA đáng tin cậy.

Dịch vụ mạng Azure (Networking)

Dịch vụ mạng Azure cung cấp các giải pháp mạng cho các tổ chức xây dựng, quản lý và bảo mật hạ tầng mạng của họ trong môi trường đám mây Azure. Dưới đây là một số dịch vụ mạng cốt lõi mà Azure cung cấp:

Application Gateway: Cổng ứng dụng Azure có các tính năng như tường lửa ứng dụng web, tích hợp với nhiều dịch vụ Azure, mã hóa SSL đầu cuối, định tuyến thông minh lớp 7, giảm tải SSL và quản lý chứng chỉ tập trung.

Azure DNS: Dịch vụ này cho phép bạn lưu trữ DNS.

ExpressRoute: Người dùng có thể kết nối riêng tư giữa các trung tâm dữ liệu Azure..

Private Link: Giúp thiết lập các kết nối an toàn và riêng tư giữa các mạng ảo và Azure PaaS, dịch vụ do khách hàng sở hữu hoặc đối tác Microsoft, nâng cao bảo mật mạng và đơn giản hóa kiến trúc.

Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng Azure

  • Azure cho phép các doanh nghiệp điều chỉnh tài nguyên lên hoặc xuống dựa trên nhu cầu để đáp ứng các khối lượng công việc và lưu lượng truy cập khác nhau.
  • Mô hình thanh toán linh hoạt "pay as you go" (dùng bao nhiêu trả tiền bấy nhiếu) tiết kiệm chi phí theo mức sử dụng thực tế của các doanh nghiệp
  • Microsoft Azure đã quản lý hạ tầng cơ sở vì thế các doanh nghiệp có thời gian tập trung vào phát triển ứng dụng và chiến lược kinh doanh.
  • Azure cung cấp một môi trường phát triển toàn diện và phong phú cho các lập trình viên, cho phép quy trình tích hợp và triển khai liên tục.
  • Hỗ trợ đổi mới bằng cách cung cấp một loạt dịch vụ tiên tiến như AI và ML, phân tích dữ liệu lớn, IoT và blockchain.
  • Cung cấp giải pháp bảo mật và tuân thủ mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu và đáp ứng các yêu cầu quy định.
  • Azure giúp triển khai ứng dụng với độ trễ thấp và hiệu suất cải thiện nhờ khả năng triển khai ứng dụng mạnh mẽ.
  • Azure cho phép các tổ chức tận dụng tài nguyên hiện có của họ, cung cấp khả năng tích hợp liền mạch giữa hệ thống tại chỗ và nền tảng đám mây Azure.

Lộ trình tìm hiểu Microsoft Azure cho người mới

Điện toán đám mây là xu hướng phát triển của các doanh nghiệp hiện nay, đây cũng là ngành có lương cao và tính chuyên môn phức tạp. Để tìm hiểu về các dịch vụ của Microsoft Azure và cách sử dụng Azure trong doanh nghiệp, bạn có thể bắt đầu với

  1. Tìm hiểu tài liệu chính thức: Bạn có thể truy cập vào trang web của Microsoft Azure và tìm hiểu các tài liệu chính thức về Azure. Microsoft cung cấp rất nhiều tài liệu và video chi tiết về các giải pháp và dịch vụ của Azure.
  2. Tham gia các khóa học: Bạn có thể lựa chọn tham gia các khóa học của Trainocate Vietnam, Udemy hoặc Coursera. Đặc biệt Trainocate Vietnam là đối tác ủy quyền của Microsoft đã có kinh nghiệm hơn 25 năm đào tạo về CNTT và điện toán đám mây. Bạn có thể tin tưởng lựa chọn các khóa học Microsoft Azure như khóa học AZ-104, khóa học AZ-700, khóa học AZ-305,....và nhiều khóa học về Azure khác.
  3. Cộng đồng và các diễn đàn về Azure: Học hỏi kinh nghiệm từ những người người trong ngành là một cách tuyệt vời giúp bạn hiểu nhanh hơn về Microsoft Azure. Bạn có thể truy cập vào các diễn đàn lớn như Reddit, Stack Overflow, Facebook Group hay LinkedIn để kết nối với những chuyên gia về Azure.
  4. Thực hành: Azure cho phép người dùng tạo tài khoản và sử dụng một số dịch vụ miễn phí. Bạn có thể dễ dàng tự tạo một tài khoản và trải nghiệm các tính năng của Microsoft Azure để gia tăng kinh nghiệm thực chiến nhé!

Kết luận

Nền tảng điện toán đám mây Azure đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng vì sự linh hoạt, bảo mật tối ưu, khả năng mở rộng linh hoạt và mức chi phí phải chăng. Sự phát triển của công nghệ điện toán đám mây hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội mới, nhưng cũng đồng thời tạo ra những thách thức mới cho các chuyên gia trong ngành. Để biết thêm về các khóa học Microsoft hãy liên hệ ngay với Trainocate Vietnam để được tư vấn chi tiết nhất nhé!

Chia sẻ mạng xã hội:

Bình luận của bạn

Đăng ký tư vấn
cùng đội ngũ chuyên gia Trainocate!!

Bản quyền thuộc về Trainocate Việt Nam

back to top
icon đăng ký