4 mô hình triển khai điện toán đám mây phổ biến hiện nay
Trong điện toán đám mây, mỗi mô hình triển khai điện toán đám mây đều mang đến những lợi ích đặc biệt cụ thể cho người dùng và doanh nghiệp. Trong bài viết này, Trainocate Vietnam sẽ trình bày mô hình triển khai điện toán đám mây, giúp mọi người hiểu rõ hơn về các mô hình triển khai điện toán đám mây hiện nay và ứng dụng trong đời sống thực tế như thế nào.
1. Mô hình triển khai điện toán đám mây là gì?
Mô hình triển khai điện toán đám mây đề cập đến cách mà hạ tầng đám mây được triển khai và quản lý. Nó xác định vị trí của tài nguyên đám mây và quyền kiểm soát của các tổ chức đối với các tài nguyên này. Các mô hình triển khai đám mây hiện nay bao gồm:
- Public Cloud (Đám mây công cộng)
- Private Cloud (Đám mây riêng)
- Hybrid Cloud (Đám mây lai)
- Community Cloud (Đám mây cộng đồng)
Đây là 4 mô hình triển khai điện toán đám mây đang được ứng dụng hiện nay. Với từng mô hình triển khai sẽ đem tới những lợi ích và hạn chế riêng đối. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu chi tiết từng mô hình triển khai điện toán đám mây và cách thức hoạt động của chúng.
2. Các mô hình triển khai điện toán đám mây hiện nay
2.1. Public Cloud (Đám mây công cộng)
Public Cloud (Đám mây công cộng) là là một mô hình triển khai đám mây trong đó các dịch vụ và tài nguyên công nghệ thông tin (như máy chủ, lưu trữ, cơ sở dữ liệu, mạng, phần mềm) được cung cấp qua Internet bởi các nhà cung cấp dịch vụ đám mây. (Ví dụ: Google Drive)
Đặc điểm chính của Public Cloud:
- Các dịch vụ public cloud được cung cấp qua Internet, người dùng có thể truy cập ở bất cứ đâu.
- Các tài nguyên như máy chủ, lưu trữ và ứng dụng được chia sẻ giữa nhiều người dùng và tổ chức khác nhau. Mỗi người dùng chỉ trả phí cho những tài nguyên họ sử dụng.
- Người dùng không cần phải lo lắng về việc bảo trì, cập nhật, hoặc quản lý các tài nguyên vì nhà cung cấp dịch vụ đám mây đã lo điều đó
- Khi có nhu cầu tăng hoặc giảm tài nguyên, người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh mà không cần đầu tư vào hạ tầng phần cứng.
Ưu điểm của Public Cloud
- Tiết kiệm chi phí, người dùng chỉ cần trả cho những gì mà họ dùng.
- Khả năng mở rộng linh hoạt: Public Cloud cho phép mọi người mở rộng, thu hẹp tài nguyên linh hoạt theo nhu cầu sử dụng.
- Dễ dàng sử dụng: Các dịch vụ Public Cloud có thể được triển khai nhanh chóng mà không cần lo lắng về việc cài đặt phần cứng hoặc phần mềm. Việc quản lý và bảo trì cũng được nhà cung cấp dịch vụ đảm nhiệm.
- Truy cập ở bất cứ đâu, chỉ cần có Internet.
Nhược điểm của Public Cloud
- Hạn chế trong bảo mật riêng tư: Tài nguyên trên Public Cloud được chia sẻ giữa nhiều bên, nên việc lộ thông tin hoặc đánh cắp thông tin nếu bạn không kiểm soát quyền truy cập, giám sát hoạt động tốt.
- Giới hạn trong tùy chỉnh: Người dùng có ít khả năng tùy chỉnh cơ sở hạ tầng và dịch vụ theo nhu cầu cụ thể của tổ chức so với khi sử dụng Private Cloud. Trong các trường hợp người dùng muốn tích hợp hay thay đổi các tính năng để phù hợp với nhu cầu sử dụng thì không thể thực hiện được trên Public Cloud.
- Phụ thuộc vào nhà cung cấp: Các tài nguyên và dịch vụ Public Cloud do nhà cung cấp quản lý vậy nên trong trường hợp xảy ra sự cố hay cập nhật giao diện không phù hợp có thể ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng của bạn. Các chi phí sử dụng cũng bị ràng buộc.
2.2. Private Cloud (Đám mây riêng)
Private Cloud là mô hình triển khai đám mây dành riêng cho doanh nghiệp. Khác với Public Cloud, mô hình Private Cloud cho phép doanh nghiệp kiểm soát hoàn toàn tài nguyên và đem lại khả năng bảo mật cao hơn.
Đặc điểm chính của Private Cloud:
- Cơ sở hạ tầng dành riêng: Tất cả tài nguyên như máy chủ, lưu trữ, và mạng đều dành riêng cho một tổ chức và không được chia sẻ với các tổ chức khác.
- Kiểm soát và bảo mật cao: Tổ chức có toàn quyền kiểm soát đối với cơ sở hạ tầng và dữ liệu của mình, cho phép tùy chỉnh các biện pháp bảo mật và quản lý phù hợp với các yêu cầu cụ thể.
- Quản lý linh hoạt theo nhu cầu nội bộ: Doanh nghiệp, tổ chức có toàn quyền kiểm soát và tùy chỉnh cơ sở hạ tầng, tài nguyên, bảo mật và tích hợp với hệ thống nội bộ.
Ưu điểm của Private Cloud:
- Bảo mật và quyền riêng tư: Private Cloud cung cấp mức độ bảo mật cao hơn do tài nguyên không được chia sẻ với bên ngoài. Điều này giúp bảo vệ dữ liệu nhạy cảm và tuân thủ các quy định về bảo mật.
- Kiểm soát hoàn toàn: Tổ chức có thể tùy chỉnh và quản lý toàn bộ cơ sở hạ tầng theo nhu cầu cụ thể của mình. Điều này bao gồm khả năng cấu hình mạng, lưu trữ, và các tài nguyên khác.
- Hiệu năng ổn định: Vì tài nguyên không bị chia sẻ, tổ chức có thể đảm bảo hiệu năng ổn định cho các ứng dụng và dịch vụ của mình.
Nhược điểm của Private Cloud
- Chi phí cao hơn: Triển khai và duy trì một Private Cloud thường tốn kém hơn so với Public Cloud do cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nhân lực quản lý.
- Quản lý phức tạp hơn: Việc quản lý và bảo trì một Private Cloud đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ chuyên gia có chuyên môn chuyên sâu.
- Khả năng mở rộng phức tạp hơn: Mặc dù Private Cloud có thể mở rộng, việc này thường không linh hoạt và nhanh chóng như Public Cloud, đặc biệt khi cần mở rộng tài nguyên đột xuất.
2.3. Hybrid Cloud (Đám mây lai)
Hybrid Cloud là một mô hình triển khai đám mây kết hợp giữa Public và Private Cloud, giúp tổ chức tối ưu hóa chi phí, bảo mật và khả năng mở rộng. Đây là mô hình lý tưởng cho những tổ chức cần sự cân bằng giữa bảo mật và hiệu suất trong khi vẫn muốn tận dụng lợi ích của đám mây công cộng.
Đặc điểm chính của Hybrid Cloud là sự linh hoạt trong việc di chuyển dữ liệu và ứng dụng giữa Public và Private Cloud, giúp tổ chức duy trì kiểm soát cao đối với dữ liệu nhạy cảm trong Private Cloud, đồng thời tận dụng khả năng mở rộng và chi phí linh hoạt của Public Cloud. Mô hình này cung cấp khả năng mở rộng nhanh chóng, đảm bảo bảo mật và tuân thủ quy định, đồng thời cho phép tối ưu hóa chi phí bằng cách chỉ sử dụng Public Cloud khi cần thiết.
Nhược điểm của Hybrid Cloud
Tích hợp được các ưu điểm vượt trội của mô hình triển khai đám mây Public Cloud và Private Cloud, thế nhưng Hybrid Cloud cũng có những hạn chế nhất định.
- Độ phức tạp trong quản lý: Quản lý và tích hợp giữa Private Cloud và Public Cloud có thể phức tạp và đòi hỏi các công cụ và chiến lược thích hợp để duy trì sự đồng bộ và hiệu quả.
- Chi phí ban đầu cao:Việc triển khai một hệ thống Hybrid Cloud có thể tốn kém vì yêu cầu đầu tư vào cả hạ tầng Private Cloud và việc tích hợp với Public Cloud.
2.4. Community Cloud (Đám mây cộng đồng)
Community Cloud (Đám mây cộng đồng) là một mô hình đám mây được chia sẻ giữa một nhóm tổ chức có các yêu cầu và mục tiêu chung, chẳng hạn như trong một ngành nghề, lĩnh vực hoặc cùng tuân thủ các quy định pháp lý tương tự. Các tổ chức này hợp tác để chia sẻ tài nguyên đám mây, tối ưu hóa chi phí và đồng thời duy trì tính bảo mật và quyền riêng tư cần thiết.
Đặc điểm chính của Community Cloud
- Chia sẻ tài nguyên giữa các tổ chức
- Chia sẻ mục tiêu và yêu cầu chung: Các tổ chức trong một Community Cloud thường có các yêu cầu bảo mật, chính sách hoặc quy định pháp lý chung, như các tổ chức trong cùng ngành tài chính, y tế, hoặc chính phủ.
- Cùng phối hợp quản lý giữa các tổ chức với nhau
Ưu điểm của Community Cloud:
- Tiết kiệm chi phí: Các tổ chức có thể chia sẻ chi phí hạ tầng, bảo trì và quản lý, giúp giảm chi phí so với triển khai riêng biệt mỗi tổ chức.
- Các ưu điểm giống như mô hình triển khai đám mây Private Cloud.
Nhược điểm của Community Cloud:
- Khó khăn trong việc chia sẻ quyền kiểm soát: Việc chia sẻ kiểm soát và quản lý tài nguyên giữa các tổ chức có thể dẫn đến sự phức tạp trong việc đưa ra quyết định và phối hợp quản lý.
- Vấn đề về quyền riêng tư: Mặc dù dữ liệu được chia sẻ giữa các tổ chức trong cộng đồng, nhưng việc bảo vệ quyền riêng tư của từng tổ chức có thể là một vấn đề khi dữ liệu nhạy cảm cần phải được bảo vệ.
3. Phân biệt mô hình triển khai điện toán đám mây và mô hình dịch vụ điện toán đám mây
Các mô hình triển khai điện toán đám mây khác với các mô hình dịch vụ điện toán đám mây. Nếu không hiểu rõ, mọi người sẽ rất hay bị nhầm lẫn giữa các thuật ngữ này.
Các mô hình triển khai điệm toán đám mây đề cập đến cách mà hạ tầng đám mây được triển khai và quản lý, bao gồm 4 mô hình triển khai như đã đề cập ở phần 2 của bài viết: Public Cloud, Private Cloud, Hybrid Cloud, Community Cloud.
Các mô hình dịch vụ điện toán đám mây đề cập đến cách các dịch vụ đám mây được cung cấp và tiêu thụ bởi người dùng, bao gồm 3 mô hình dịch vụ phổ biến là IaaS, PaaS, SaaS. (Mọi người có thể tìm hiểu chi tiết ở từng bài viết mà Trainocate đã cung cấp.)
4. Kết luận
Hiểu rõ được các mô hình triển khai điện toán đám mây, các doanh nghiệp và người dùng sẽ dễ dàng ứng dụng công nghệ đám mây vào trong các hoạt động kinh doanh của mình. Bài viết trên là tất cả những thông tin mà Trainocate Vietnam đã cung cấp cho mọi người về các mô hình triển khai điện toán đám mây. Hy vọng rằng mọi người đã phần nào nắm được những kiến thức tổng quan nhất về các công nghệ này!
Nếu bạn muốn nâng cao chuyên môn và sở hữu các chứng chỉ điện toán đám mây quốc tế của AWS hay Microsoft Azure. Hãy tham khảo ngay các khóa đào tạo chính hãng tại Trainocate Vietnam
Với 30 năm kinh nghiệm đào tạo và phát triển nhân lực trên toàn thế giới. Trainocate cam kết mang đến những khóa học chất lượng hàng đầu cho các doanh nghiệp và tổ chức! Đăng ký các khóa đào tạo ngay hôm nãy để dẫn đầu xu hướng về công nghệ trong thời đại mới.